Giải Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên

2.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vùng Tây Nguyên lớp 9.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 101 SGK Địa lí 9: Quan sát hình 28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Giải Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc bản đồ và phân tích.

Trả lời:

- Giới hạn lãnh thổ Tây Nguyên:

+ Phía Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.

+ Phía Tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

+ Là vùng duy nhất không giáp biển.

- Ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên:

+ Phía Đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - một vùng kinh tế năng động của cả nước. Vì vậy Tây Nguyên dễ dàng tiếp nhận nguồn vật tư kĩ thuật, thiết bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ các vùng khác chuyển đến. Ngược lại nguồn nguyên liệu của vùng cũng dễ dàng vận chuyển đến thị trường tiêu thụ.

+ Phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với các vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng (nằm ở ngã ba Đông Dương), giúp Tây Nguyên có thể giao lưu, buôn bán với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 101 SGK Địa lí 9: Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia.

Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này.

Giải Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc bản đồ và phân tích.

Trả lời:

- Các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia:

+ Sông Xê-xan

+ Sông Xrê –pôk

+ Sông Ba

+ Sông Đồng Nai

- Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này:

+ Trước hết sẽ giúp bảo vệ chính nguồn năng lượng, nguồn nước cho Tây Nguyên.

+ Tây Nguyên là thượng nguồn của các con sông đổ về Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Việc bảo vệ rừng khu vực đầu nguồn ở đây có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần điều tiết dòng chảy sông ngòi, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất.

+ Việc bảo vệ rừng giúp điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, hạn chế hạn hán thiếu nước vào mùa khô (đặc biệt ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 103 SGK Địa lí 9: - Quan sát hình 28.1, hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô-xit.

- Dựa vào bảng 28.1, hãy cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì?

Giải Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên (ảnh 1)

Bảng 28.1. Một số tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ở Tây Nguyên

Tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm nổi bật

Đất, rừng

Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông chè, dâu tằm.

Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước).

Khí hậu, nước

Trên nên nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu cao nguyên thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp. Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thủy điện cả nước).

Khoáng sản

Bô xít có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn.

Phương pháp giải:

- Đọc bản đồ.

- Phân tích và đánh giá.

Trả lời:

- Sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô-xit:

+ Các vùng đất badan phân bố trên các cao nguyên như: cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

+ Bô-xít với trữ lượng lớn, phân bố ở Kon Tum, Đăk Lăk,...

- Tây Nguyên có thể phát triển các ngành: 

+ Nông nghiệp: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và lâm nghiệp.

+ Công nghiệp: Thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

+ Dịch vụ: du lịch, xuất khẩu nông sản,...

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 104 SGK Địa lí 9: Hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên (trang 104, SGK)

Trả lời:

- Về dân cư:

+ Thưa dân, mật độ dân số chỉ bằng gần 1/3 mật độ dân số của cả nước.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn cao (gấp 1,5 lần tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của cả nước).

- Về xã hội: 

+ Chỉ tiêu thấp hơn mức trung bình của cả nước: tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình.

+ Chỉ tiêu cao hơn mức trung bình cả nước: tỉ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ dân thành thị.

->Chất lượng cuộc sống dân cư ở Tây Nguyên còn thấp hơn mức chung của cả nước, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 104 SGK Địa lí 9: Căn cứ vào bảng 28.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên.

Bảng 28.2. Một sô tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên và cả nuớc, năm 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Tây Nguyên

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

75

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

2,1

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

21,2

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

344,7

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

83,0

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

63,5

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

26,8

23,6

Phương pháp giải:

Phân tích.

Trả lời:

- Dân cư:

+ Tây Nguyên có hơn 4,4 triệu dân (năm 2002), dân cư phân bố thưa thớt, mật độ dân số rất thấp,  chỉ bằng 1/3 mật độ dân số cả nước (năm 1999: mật độ dân số Tây Nguyên là 75 người/km2, cả nước là 233nguời/km2).

+ Gia tăng tự nhiên của dân số cao với 2,1% (trong khi cả nước là 1,4% năm 1999).

+ Tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999 là 26,8%).

- Xã hội:

+ Đời sống người dân còn rất khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao (21,2% năm 1999).

+ Trình độ dân trí thấp: tỉ lệ người lớn biết chữ là 83% (cả nước là 90,3%).

+ Tuổi thọ trung bình thấp (63,5 tuổi, trong khi cả nước là 70,9 tuổi).

Câu hỏi và bài tập (trang 105 SGK Địa lí 9)

Bài 1 trang 105 SGK Địa Lí 9: Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Phương pháp giải:

Tổng hợp.

Phân tích.

Trả lời:

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Phía đông giáp DHNTB - cửa ngõ ra biển, phía nam giáp ĐNB - vùng kinh tế năng động của cả nước.

+ Phía tây giáp hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng.

- Tự nhiên:

+ Địa hình và đất: Cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng với đất badan màu mỡ => hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Khí hậu:

Tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm => phát triển các loại cây công nghiệp.

Trên các cao nguyên mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên đẹp => du lịch sinh thái.

+ Sông ngòi: khu vực thượng nguồn của nhiều hệ thống sông nên có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Rừng: gần 3 triệu ha giúp phát triển lâm nghiệp.

+ Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn (3 tỉ tấn) giúp phát triển công nghiệp.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

+ Các tuyến giao thông Đông – Tây nối liền vùng với vùng duyên hải phía Đông, với ĐNB, là cửa ngõ ra biển của vùng.

+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.

+ Vùng đã và đang thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

b) Khó khăn:

-  Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thiếu nước trầm trọng, mùa khô rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi.

- Việc chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường.

- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.

- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi.

- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo.

Bài 2 trang 105 SGK Địa Lí 9: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.

Trả lời:

Đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên:

- Tây Nguyên có 4,4 triệu dân (2002), trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 30% (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, ..), dân tộc Kinh sinh sống ở các đô thị, trục giao thông, lâm trường, nông trường .

- Dân cư phân bố thưa thớt nhất cả nước. Mật độ dân số năm 2002 là 81 người / km2 (của cả nước là 254 người / km2).

- Dân cư phân bố không đều giữa các vùng:

+ Các đô thị, ven các tuyến đường giao thông, các nông, lâm trường có mật độ dân số cao hơn các vùng còn lại (các vùng trồng cây công nghiệp ở Đăk Lăk, Lâm Đồng có mật độ dân số 101 - 200 người / km2).

+ Các vùng còn lại  ở Kon Tum, Đăk Lăk, Đãk Nông có mật độ dân số dưới 50 người / km2

Bài 3 trang 105 SGK Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu sau:

Bảng 28.3: Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003

Các tỉnh

Kon Tum

Gia Lai

Đăk Lăk

Lâm Đồng

Độ che phủ rừng (%)

64,0

49,2

50,2

63,5

Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.

Phương pháp giải:

Vẽ và nhận xét biểu đồ thanh ngang.

Trả lời:

Giải Địa Lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên (ảnh 2)

Biểu đồ độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003 

* Nhận xét:

- Tây Nguyên là vùng còn tài nguyên rừng giàu nhất ở nước ta, tất cả các tỉnh ở Tây Nguyên đều có độ che phủ rừng cao hơn so với cả nước (độ che phủ rừng của cả nước năm 2003 dưới 43%).

+ Kon Tum là tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất (64%).

+ Tiếp đến là Lâm Đồng (63,5%), Đăk Lăk (50,2%),

+ Thấp nhất là Gia Lai (49,2%).

Lý thuyết Bài 28: Vùng Tây Nguyên (Phần 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội)

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 54.700 km2 (16.5% diện tích cả nước).

- Dân số: 5,9 triệu người, chiếm 6,1% DS cả nước (năm 2020).

- Phía đông giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Lào và Campuchia.

=> Ý nghĩa:

+ Tây Nguyên nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia, có khả năng mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.

+ Có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi: 

Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.

- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.

- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước, thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).

- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xêxan,…c ó nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).

- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.

- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài -> nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.

- Nạn chặt phá rừng quá mức ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

* Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.

III. Đặc điểm dân cư - xã hội

- Dân cư:

+ Là vùng thưa dân nhất nước ta.

+ Dân cư phân bố không đều: tập trung chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông với mật độ cao hơn (chủ yếu là người Kinh), khu vực thưa dân chủ yếu là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

- Xã hội:

+  Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn: tỉ lệ hộ nghèo còn cao.

+ Trình độ dân trí thấp.

=> Vấn đề đặt ra hiện nay là:

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống định canh định cư, xoá nghèo, nâng cao mặt bằng dân trí.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá