Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã đọc
- Câu chuyện em đã được nghe kể là gì?
- Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện đó?
- Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật đó?
Trong tất cả các bài em đã được học em thích nhất là bài “Mưa” tác giả Trần Tâm. Bài thơ tả cảnh bầu trời trước cơn mưa và khi mưa bắt đầu đổ xuống. Khi bắt đầu chuyển mưa mây đen lũ lượt kéo về như dấu hiệu báo cơn mưa sắp tới. Mặt trời vội vã chui vào trong mây làm cả bầu trời bắt đầu tối sầm lại, sấm chớp kéo về và những hạt mưa bắt đầu nặng hạt. Cây lá đua nhau hứng làn nước mát, reo hò nhộn nhịp. Bác gió vui mừng reo ca lúc trầm lúc bổng du dương từng nốt nhạc. Mọi cảnh vật trong thiên nhiên lúc này thật vui nhộn. Qua những hình ảnh đó cũng làm cho em thấy yêu cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình hơn.
Một bài đọc em em vô cùng yêu thích là bài “Bầu trời”. Bài đọc miêu tả rất chi tiết về bầu trời và tác dụng của bầu trời. Em thích nhất là màu sắc của bầu trời được miêu tả trong bài. Bầu trời thường có màu xanh lơ vào ban ngày, màu đen vào ban đêm. Tùy vào thời tiết mà bầu trời có những màu sắc khác nhau. Khi mặt trời chiếu vào bầu không khí chứa nhiều hơi nước sau cơn mưa thì chúng ta sẽ nhìn thấy bảy sắc cầu vồng rất rực rỡ. Bài đọc còn giúp em thấy được tầm quan trọng của bầu trời đối với con người. Nhờ có bầu trời bao quanh Trái Đất nên cung cấp không khí được cho con người, cho muôn loài và cây cối. Nếu giữ được bầu trời trong lành là góp phần suy trì sự sống cho con người.
Câu chuyện “Cô Vịt tốt bụng” là câu chuyện em đã được nghe kể. Trong câu chuyện, em thích nhân vật cô Vịt nhất. Bởi vì khi Gà mẹ và gà con muốn sang bờ sông bên kia để kiếm ăn, cô Vịt đã đưa ra lời đề nghị đưa đàn gà sang sông. Cô Vịt cõng gà mẹ, còn các chú vịt con cõng gà con, giúp đàn gà sang bờ bên kia an toàn. Em cảm thấy cô Vịt rất tốt bụng khi đã giúp đỡ Gà mẹ và đàn gà con.
Em thích nhân vật cậu bé đánh giày trong câu chuyện Cậu bé đánh giày. Em thấy cậu bé này là một người rất biết giữ lời hứa, khi vay tiền của ông Oan-tơ Sác-lét và cậu bé đã chờ rất lâu để trả lại tiền cho ông. Ngoài ra, cậu bé còn là một người rất lương thiện, biết chia sẻ niềm vui đến với các bạn nhỏ cũng có hoàn cảnh khó khan như mình. Em cảm thấy rất yêu mến cậu bé đánh giày.
Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi học được một thân bản lĩnh tài giỏi, chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch Sanh trong lòng em.
Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.
Trong các bài văn, bài thơ em đã được đọc được, học em ấn tượng với bài thơ Mưa của tác giả Nguyễn Diệu. Trong bài thơ là hình ảnh cơn mưa với những hạt mưa tí tách đang nối tiếp nhau. Mưa rơi trên sân trên lá trắng xóa, với những chiếc bong bóng phập phồng. Mưa còn rơi trên những cánh hoa, những chồi biếc. Mưa giúp rửa sạch bụi, mưa chính là người bạn của con người. Mưa chính là nốt nhạc để tấu lên bản hòa ca của thiên nhiên. Em rất thích bức tranh thiên nhiên khi mưa.
(1) Bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Tâm là một bài thơ rất hay và thú vị. (2) Tác giả đã khắc họa cảnh vật trong cơn mưa với các hình ảnh nhân hóa sống động. (3) Từ mặt trời, tia chớp, cây lá, gió đều trở nên thật thú vị và ngộ nghĩnh dưới ngòi bút của tác giả. (4) Đối lập với sự mát mẻ, xôn xao ở ngoài trời đang mưa, cảnh vật trong nhà lại hiện lên thật yên bình và ấm áp. (5) Đó là bếp lửa ấm nồng reo lên tí tách, là bà đang xỏ kim khâu, mẹ làm bánh khoai, chị ngồi đọc sách. (6) Căn nhà ấm cúng như tác biệt khỏi sự ồn ã, náo động ở ngoài kia. (7) Bức tranh tương phản đó đã khiến cho thế giới cảnh vật trong bài thơ Mưa hiện lên thật độc đáo.
Đọc bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Tâm, em rất ấn tượng và thích thú trước vẻ đẹp sinh động của cảnh vật miền quê trong cơn mưa. Các sự vật ở đó được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả lại. Từ ông mặt trời lật đật chui vào trong mây, đến hàng cây xòe tay hứng làn nước mát. Từ cơn gió reo, hát với giọng trầm giọng cao, đến bác ếch lặn lội trong mưa để đi thăm lúa. Tất cả đều thật thú vị và sinh động. Giúp khắc họa nên một bức tranh canh vật thiên nhiên trong cơn mưa rào thật đặc biệt và thú vị.
(1) Khi nói về cảnh trời mưa, thì thật thiếu sót nếu không nhắc đến bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Đăng Khoa. (2) Bài thơ với các câu thơ ngắn dài khác nhau, tạo nên giai điệu nhịp nhàng, vội vã như tiếng mưa rơi. (3) Các con vật, sự vật trong thiên nhiên dưới con mắt Trần Đăng Khoa đều như sống dậy bởi cơn mưa. (4) Chúng trở nên linh động, vui tươi, thích thú. (5) Từ những con mối, đàn gà con, ông mặt trời, cây mía, đàn kiến, cỏ gà, bụi tre, cây bưởi, sấm, ngọn mồng tơi… (6) Tất cả đều được nhân hóa rất sống động và thú vị, tạo nên một bức tranh cảnh vật trong mưa vừa mới lạ lại hấp dẫn.
Bức tranh cảnh vật em ấn tượng nhất đó là bức tranh mùa thu trong tác phẩm Thu Điếu của Nguyễn Trãi. Trong tác phẩm đó là hình ảnh mùa thu với hơi sương lạnh lẽo, cùng những hình ảnh quen thuộc đặc biệt của mùa thu Bắc Bộ. Với những con ngõ quanh co hiu quạnh. Đọc bài thơ ta như được xuyên không về quá khứ, được trải hồn mình trong những bức tranh thiên nhiên yên bình đó. Em rất yêu quý bức tranh đó.
(1) Trong bài thơ Về quê của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng, em rất thích thú với cảnh vật ở quê của bạn nhỏ. (2) Đó là một không gian miền quê ấm áp và thân thuộc. (3) Ở đó, có rẫy, có sông, có bãi cỏ rộng rãi, để bạn nhỏ được đi thả diều, đi câu cá sướng không ai bằng. (4) Trước nhà bà là cái sân gạch rộng, buổi tối, bạn nhỏ được ra sân ngồi ngắm trăng với ông, và ăn đậu lạc rang thơm phức do chính tay bà làm. (5) Tất cả đã tạo ra một cảnh tượng yên bình, đẹp tựa như bức tranh vẽ.
Văn bản Bầu trời đã khắc họa lại những nét đẹp thú vị của bầu trời. Đó là những chú chim đang bay, những tia nắng xuyên qua đám mây, những giọt mưa rơi xuống hay đàn bướm dập dờn trong gió nhẹ. Không chỉ vậy, bài đọc còn đưa đến những thông tin thú vị về các màu sắc khác nhau của bầu trời vào những khoảnh khắc khác nhau trong ngày. Điều đó thật là thú vị. Nhờ bài đọc Bầu trời, mà em thêm yêu thích và hiểu rõ hơn về cảnh quan này. Đó cũng chính là lý do mà em đặc biệt yêu thích văn bản đọc này ngay từ lần đầu tiên.
(1) Bài thơ Quạt cho bà ngủ của nhà thơ Thạch Quỳ là bài thơ mà em yêu thích nhất. (2) Thông qua lời bạn nhỏ chuyện trò với những con vật sự vật trong nhà, để giữ sự yên lặng cho bà nghỉ ngơi, mà một không gian yên bình, ấm áp đã hiện lên. (3) Trong bài thơ, vẽ nên cảnh vật của một ngôi nhà có khu vườn thoáng đãng và mát mẻ. (4) Khu vườn có hoa cam, hoa khế đang mùa nở rộ, với những chú chim chích chòe thích ca hót. (5) Những tia nắng xuyên qua khe cửa sổ, in lên tường những vệt ngấn trắng, khiến khung cảnh thêm vẻ đẹp như trong câu chuyện cổ tích. (6) Hình ảnh bạn nhỏ ngồi quạt cho bà mình ngủ thật đáng yêu biết bao. (7) Khung cảnh ấy đã giúp bài thơ Quạt cho bà ngủ trở thành một bài thơ không chỉ hay mà còn giàu ý nghĩa nữa.
Trong tất cả các bài thơ em đã được học, em đặc biệt yêu thích bài “Mưa” của tác giả Trần Tâm. Khi đọc bài thơ này đã khiến em nhớ đến cảnh mưa đầu mùa trong những chiều hè tại quê nhà. Khi ấy, mặt trời lặn và những đám mây đen như chạy đua nhau, ùn ùn kéo về, khiến cảnh vật thay đổi trong thoáng chốc. Những hạt mưa rơi như những giọt nước lấp lánh, tưới lên cây cối và đất đai, khiến chúng trở nên ẩm ướt, tươi tốt hơn. Em yêu thích những âm thanh của mưa, tiếng mưa rơi và tiếng gió reo lên như những nốt nhạc đẹp. Tất cả sự biến đổi của cảnh vật trong bài thơ được miêu tả sống động, tự nhiên, làm cho em cảm thấy yêu thiên nhiên nhiều hơn bao giờ hết.
Trong tất cả các tác phẩm em được học, em ấn tượng nhất với bầu trời trong tác phẩm Bầu trời. Tác phẩm đã miêu tả chi tiết về bầu trời và tác dụng của bầu trời. Em ấn tượng nhất là màu sắc của bầu trời được miêu tả trong bài. Bầu trời có màu xanh vào ban ngày và màu đen vào ban đêm. Tùy thuộc vào thời tiết mà bầu trời sẽ có những màu sắc khác nhau. Khi mặt trời chiếu vào bầu không khí có nhiều hơi nước sau cơn mưa chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh cầu vồng bắc ngang trời. Qua bài đọc còn giúp em thấy được tầm quan trọng của bầu trời đối với con người. Nhờ có bầu trời bao quanh trái đất nên cung cấp không khí cho con người, cho muôn vật và cây cối. Qua bài thơ em càng có ý thức hơn về giữ gìn và bảo vệ môi trường để bầu trời luôn trong xanh.
Em rất yêu bài đọc "Bầu trời" vì nó miêu tả rất chi tiết về màu sắc và tác dụng của bầu trời. Em thích nhất là màu xanh lơ của bầu trời vào ban ngày, màu đen của bầu trời vào ban đêm, và bầu trời sau cơn mưa có bảy sắc cầu vồng rực rỡ. Bài đọc cũng giúp em nhận ra tầm quan trọng của bầu trời đối với cuộc sống của con người và các loài vật. Và giữ bầu trời trong lành là rất cần thiết để bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
Trong tất cả các bài em đã được học, em ấn tượng nhất với cảnh vật mưa trong bài Mưa của tác giả Trần Tâm. Bài thơ đã miêu tả cảnh bầu trời trước cơn mưa và khi cơn mưa bắt đầu đổ xuống. Trước khi bắt đầu, mưa mây đen lũ lượt kéo đến như dấu hiệu báo cơn mưa sắp về. Mặt trời vội vã trôi vào trong mây làm cả bầu trời tối đen như mực, sấm chớp kéo đến và những hạt mưa bắt đầu nặng hạt. Cây lá đua nhau hứng những làn nước mát và reo hò, nhộn nhịp. Những làn gió vui mừng reo ca khúc trầm, khúc bổng, du dương như những nốt nhạc. Mọi cảnh vật trong thiên nhiên lúc này thật vui nhộn. Qua những ảnh đó làm cho em thấy yêu mến cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình hơn.
Bài thơ Thị trấn mờ sương của Thái Huy Lê đã khắc họa khung cảnh hoàng hôn đẹp mơ màng của Sapa. Đọc bài thơ mà em ngỡ đang lạc vào tiên cảnh, nơi những lối mòn, bậc đá, dốc chợ tình thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ. Những Thác Bạc, Cầu Mây, Bãi Đá cổ cũng nhuốm màu tím đượm buồn của hoàng hôn. Nơi xa xa là vườn đào xưa, mận tím, mận trắng cứ rung rinh vờn gió. Nhờ đọc bài thơ mà một người con Sài Gòn như em đã có hình dung rõ nét về Sapa - vùng Tây Bắc linh thiêng của tổ quốc. Chắn chắn em sẽ ghé thăm nơi đây vào một ngày gần nhất!
Một trong những bài thơ em ấn tượng nhất đó là bài thơ "ngưỡng cửa". Hình ảnh ngưỡng cửa chính là nơi chúng ta bước đi những bước đầu đời. Ở nơi đó cũng có những người bố, người mẹ, người bà luôn sẵn sàng dang tay chào đón chúng ta. Hình ảnh ngưỡng cửa là nơi chứng kiến sự trưởng thành của mỗi con người. Khung cảnh ngưỡng cửa cùng ngôi nhà ấm áp chính là hình ảnh em ấn tượng nhất trong tất cả các bài em đã được học.
Trong các bài em đã được học, em ấn tượng nhất với tác phẩm Đường về. Đường về là tác phẩm kể về chuyến về nhà của một cậu bé cùng với mẹ. Trên đường trở về nhà với những cảnh vật rất đỗi thôn quê, gần gũi. Những cây chuối rừng với những bông hoa đỏ lập lòe như những bó đuốc, với những dòng suối trong veo và những dãy núi đá lởm chởm. Khung cảnh trong tác phẩm Đường về gợi lên cho em hình dung về vẻ đẹp nơi rừng núi với những mái nhà sàn bên bếp lửa đỏ rực nhưng đấm ấm áp tình người.
Trong các tác phẩm em đã được đọc, được học, em ấn tượng nhất với tác phẩm Nắng của Lê Hồng Thiện. Trong bài thơ là hình ảnh những giọt nắng đậu trên lá, với những cơn gió như đang đùa nghịch cùng nắng. Trong bức tranh còn có hình ảnh hoa cúc vàng. Hình ảnh ánh nắng mặt trời cùng với màu vàng của hoa cúc tạo lên một bức tranh thật đẹp và ấn tượng. Em rất thích bức tranh đó.
Một trong những hình ảnh em thích nhất trong các tác phẩm em đã được học đó là chiếc cầu vồng trong tác phẩm Cầu Vồng của Phạm Thành Quang. Hình ảnh chiếc cầu vồng bảy sắc, uốn mình ở góc trời xa với màu sắc rực rỡ luôn là hình ảnh ấn tượng nhất trong em. Chiếc cầu vồng sau cơn mưa hiện lên thật đẹp và rực rỡ với bảy màu sắc khác nhau. Em rất yêu thích bức tranh cầu vồng đó.
Trong tác phẩm mà em đã được đọc qua em ấn tượng với bức tranh thiên nhiên Côn Sơn của tác giả Nguyễn Trãi. Trong tác phẩm, khi đọc em có thể hình dung được khung cảnh thiên nhiên nơi Côn Sơn với những con suối trong xanh nước chảy rì rào, những tảng đá những với những phiến rêu xanh trông thật đẹp mắt. Ngoài ra ta còn hình dung được những rừng thông, những rừng trúc xanh mát mắt. Đọc bài thơ em như có cảm giác được hòa mình và thiên nhiên hùng vĩ. Qua bài thơ em càng thấy yêu quê hương đất nước mình hơn.
Trong các tác phẩm em đã được học, được đọc em ấn tượng nhất với bức tranh cảnh ngày hè trong thơ của Nguyễn Trãi. Đó là bức tranh đầy sức sống với nhiều màu sắc của hoa hòe, của lựu, của hoa sen. Đồng thời đó là những hình ảnh đặc trưng của mùa hè. Bức tranh mùa hè hiện lên thật đặc biệt với tiếng ve, tiếng con người trò chuyện khiến chúng ta cảm thấy thật yên bình biết bao.
Đọc bài thơ Quả ngọt cuối mùa của Võ Thanh An, nhân vật người bà đã khiến em vô cùng xúc động và yêu mến. Người bà ấy xuất hiện qua các cụm từ như “tóc sương da mồi”, “chống gậy ra trông”. Những chi tiết đó đủ để em hiểu được người bà đã khá lớn tuổi rồi. Và điều khiến em vô cùng xúc động ở bà, chính là tình yêu thương, quan tâm mà bà dành cho con cháu. Bà đã gìn giữ, để dành những quả cam ngon nhất cho con cháu của mình. Để làm được điều đó, mà phải tất bật lo lắng sương giá làm hỏng quả, lo lắng chim ăn mất trái ngon. Tình cảm của bà gói gọn trong những quả cam chín thơm ngọt ấy. Có phần ngon, bà luôn nghĩ ngay đến con cháu của mình, luôn muốn dành cho con cháu những điều tốt đẹp nhất. Sự yêu thương, quan tâm mộc mạc, chân chất ấy của bà khiến em rất cảm động. Những người cháu của bà thật may mắn và hạnh phúc khi có một người bà tuyệt vời như thế. Đọc bài thơ Quả ngọt cuối mùa, em cũng nhớ đến bà của em. Bà cũng luôn yêu thương và hi sinh cho các cháu như người bà trong bài thơ.
Một trong những cảnh vật mà em ấn tượng nhất trong các tác phẩm đã được học đó là hình ảnh mùa thu sáng sớm trong tác phẩm Tôi đi học. Mỗi khi đọc lại tác phẩm với khung cảnh mùa thu yên bình em lại nhớ về ngày đầu tiên tới lớp. Khung cảnh mùa thu trong tác phẩm là một sớm mùa thu với không khí se se lạnh, khi lá ngoài đường đang rụng. Đó là một không khí mùa thu đặc trưng của miền Bắc. Qua tác phẩm ta còn thấy được hình ảnh con đường làng quanh co trong không khí hơi sương còn đọc lại. Qua tác phẩm em thấy khung cảnh của Việt Nam mình thật đẹp biết bao.
Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
Trong tất cả những truyện đã đọc, em ấn tượng nhất với "Bạch Tuyết và bảy chú lùn". Nàng Bạch Tuyết có làn da trắng như tuyết, đôi môi đỏ như son, mái tóc đen như gỗ mun. Không chỉ vẻ ngoài xinh đẹp, nàng còn vô cùng tốt bụng, nhân hậu và chăm chỉ. Tuy vậy, nàng lại bị mụ hoàng hậu xấu xa đầu độc. Thật may mắn, Bạch Tuyết đã được cứu bởi hoàng tử. Đọc câu chuyện, em cảm thấy vô cùng yêu thích nàng công chúa này.