Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đánh giá về vai trò Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938

1 K

Với giải Câu 3 trang 54 SBT Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu 3 trang 54 sách bài tập Lịch Sử 6: Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đánh giá về vai trò Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938: “Mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi”. Dựa trên kiến thức đã học và nhận thức của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) chứng minh cho ý kiến trên.

Lời giải:

- Ngô Quyền là người tài trí, mưu lược:

+ Biết đánh giá đúng thế mạnh - điểm yếu của cả địch và ta. Điều này được thể hiện ở việc: khi nhận được tin Hoàng Thao dẫn quân tiến đánh nước ta, Ngô Quyền với tài trí của một nhà quân sự lỗi lạc đã bảo với tướng tá rằng: “Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi; nay ta lấy quân khỏe mạnh để đánh quân mỏi mệt, ắt là phải phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được”.

+ Đề ra cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo (sử dụng trận địa cọc ngầm;thực hiện nghi binh, nhử địch vào trận địa đã bố trí sẵn, kết hợp giữa nhử địch rồi phản công và truy kích.)

+ Biết dựa vào địa thế hiểm trở của vùng cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa chiến đấu.

=> Tài thao lược của Ngô Quyền là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng Bạch Đằng. Vì vậy, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chứng tỏ nhận định Ngô Quyền “mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi” là chính xác.

Đánh giá

0

0 đánh giá