Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc

756

Với giải Câu 1 trang 38,39 SBT Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 13: Giao lưu văn hóa ở đông nam á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở đông nam á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Câu 1 trang 38, 39 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?

A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ) và Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Ví dụ: trong các ngôi chùa ở khu vực miền Bắc Việt Nam, bên cạnh các ban thờ phật, còn thờ cúng những vị thánh/ thần của người Việt, như: Đức Thánh Trần; Mẫu...

Câu 1.2. Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ loại văn tự nào?

A. Chữ tượng hình.                                                  B. Chữ Phạn.

C. Chữ hình nêm.                                                     D. Chữ tượng ý.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ chữ Phạn của Ấn Độ.

Câu 1.3. Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á?

A. Ra-ma-y-a-na.                                                      B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Sơ-cun-tơ-la.                                                        D. Vê-đa.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á. Nhiều dân tộc Đông Nam Á đã dựa vào sử thi Ra-ma-y-a-na để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, ví dụ như: Phạ Lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Campuchia)…

Câu 1.4. Đền Bô-rô-bu-đua ngày nay thuộc quốc gia nào?

A. Việt Nam.                                                             B. In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan.                                                              D. Cam-pu-chia.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Đền Bô-rô-bu-đua là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, tọa lạc ở phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia In-đô-nê-xi-a.

Câu 1.5. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo nào?

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo.

D. Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét Ấn Độ giáo và Phật giáo (SGK - trang 60)

Câu 1.6. Ý nào dưới đây không phải nhận định đúng về văn hoá Đông Nam Á?

A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào khu vực như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc đền - núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung đáp án B không phản ánh đúng về văn hóa Đông Nam Á vì: trên cơ sở hệ chữ viết của Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết của dân tộc mình. Ví dụ:

+ Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán.

+ Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (Mi-an-ma) đã sáng tạo ra chữ Môn cổ.

+ Người Mã Lai sáng tạo ra chữ Mã Lai cổ trên cơ sở chữ Phạn.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá