Loại chữ viết đầu tiên của loài người là chữ tượng hình

352

Với giải Câu 1 trang 22,23 SBT Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu 1 trang 22, 23 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Loại chữ viết đầu tiên của loài người là

A. chữ tượng hình.                                                   B. chữ tượng ý.

C. chữ giáp cốt.                                                          D. chữ triện.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình. Đây là loại chữ cổ xưa nhất thế giới (SGK – trang 32).

Câu 1.2. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

A. Có nhiều con sông lớn.

B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.

C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

- Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà:

+ Có nhiều con sông lớn (sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rơ).

+ Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.

+ Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

- Nội dung đáp án D không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên ở Ai Cập và Lưỡng Hà. “Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió” là đặc điểm tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây.

Câu 1.3. Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực

A. sông Nin.                                                              B. sông Hằng.

C. sông Ấn.                                                               D. sông Dương Tử.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực sông Nin (sông Nin chảy qua Ai Cập; sông Ấn, sông Hằng chảy qua Ấn Độ; sông Dương Tử chảy qua Trung Quốc).

Câu 1.4. Đứng đầu giai cấp thống trị ở Ai Cập cổ đại là

A. vua chuyên chế (pha-ra-ông). 

B. đông đảo quý tộc quan lại.

C. chủ ruộng đất. 

D. tầng lớp tăng lữ.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Đứng đầu giai cấp thống trị ở Ai Cập cổ đại là pha-ra-ôn (SGK – trang 31).

Câu 1.5. Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin?

A. Do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất.

B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại.

C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ.

D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất:

+ Nhờ có các đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… nên chỉ cần sử dụng những công cụ lao động thô sơ, cư dân Ai Cập đã có thể tạo ra một lượng sản phẩm lớn => điều kiện nảy sinh cho sự tư hữu tài sản và bóc lột đã xuất hiện => xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo.

+ Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội cùng với nhu cầu trị thủy đã thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước cổ đại ở lưu vực sông Nin.

Câu 1.6. Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng

A. thị tộc.                                                                   B. bộ lạc. 

C. công xã.                                                                D. nôm.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng nôm (SGK – trang 31).

Câu 1.7. Việc hình thành nhà nước ở lưu vực các dòng sông lớn đã tạo ra khó khăn cơ bản gì cho cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại?

A. Tình trạng hạn hán kéo dài.

B. Sự chia cắt về lãnh thổ.

C. Sự tranh chấp giữa các nôm.

D. Tình trạng lũ lụt vào mùa mưa hằng năm.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Khi cư trú tại lưu vực các dòng sông lớn, cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà thường phải đối mặt với tình trạng lũ lụt vào mùa mưa lũ hằng năm.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá