Giải Địa Lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

2.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông lớp 9.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 51 SGK Địa lí 9: Quan sát bảng 14.1, hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa. Tại sao?

Loại hình nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao?

Giải Địa Lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát bảng 14.1.

Trả lời:

- Vận tải đường bộ có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa. Vì vận tải đường bộ có nhiều ưu điểm:

+ Linh động và dễ thích ứng với nhiều dạng địa hình, ở khắp nơi, kể cả trong ngõ ngách, vùng sâu vùng xa.

+ Có vai trò lớn trong vận chuyển cự li ngắn và trung bình.

- Loại hình vận tải đường hàng không có tốc độ tăng nhanh nhất (từ 0,01% năm 1990 lên 0,03% năm 2002). Vì với sự phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập để phát triển nền kinh tế mở, nhu cầu vận chuyển và trao đổi hàng hóa cách nhanh chóng, trên quãng đường dài ngày càng lớn.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 53 SGK Địa lí 9: Dựa vào hình 14.1, hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Giải Địa Lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 14.1.

Trả lời:

Các tuyến đường bộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh:

Hà Nội:

- Tuyến QL 1A: Lạng Sơn - Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh - Cà Mau.

- Tuyến đường Hồ Chí Minh: Hà Nội – TP Hồ Chí Minh.

- Tuyến  số 4D: Hà  Nội – Lào Cai.

- Tuyến số 6: Hà Nội - Lai Châu – Tây Trang – Lào.

- Tuyến số 5: Hà Nội – Hải Phòng.

- Tuyến số 3: Hà Nội – Cao Bằng.

- Tuyến số 2: Hà Nội – Hà Giang.

- Tuyến số 18: Hà Nội - Quảng Ninh.

TP. Hồ Chí Minh:

- Tuyến QL 1A: Cà  Mau - TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội – Lạng Sơn

- Tuyến đường Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội.

- Tuyến  số 51: TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu.

- Tuyến số 22: TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh - Campuchia.

- Tuyến số 13: TP. Hồ Chí Minh – Bình Phước - Camphuchia

- Tuyến số 20: TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 53 SGK Địa lí 9: Dựa vào hình 14.1, hãy kể tên các tuyến đường sắt chính.
Giải Địa Lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 14.1, chú ý kí hiệu đường sắt (đường màu đen).

Trả lời:

Các tuyến đường sắt chính:

- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh).

- Hà Nội – Lào Cai.

- Hà Nội – Hải Phòng.

- Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn).

- Hà Nội – Thái Nguyên.

Câu hỏi và bài tập (trang 55 SGK Địa lí 9)

Bài 1 trang 55 SGK Địa Lí 9: Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?

Trả lời:

Loại hình vận tải đường ống mới xuất hiện trong thời gian gần đây, gắn liền với sự phát triển của ngành dầu khí.

Bài 2 trang 55 SGK Địa Lí 9: Dựa vào hình 14.1, hãy kể tên và xác định các quốc lộ chính.
Giải Địa Lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Kĩ năng đọc bản đồ (chú ý kí hiệu đường quốc lộ)

Trả lời:

Các tuyến quốc lộ chính:

- Quốc lộ 1A: Hà Nội – Cà Mau, kéo dài hướng Bắc – Nam dọc theo dải đồng bằng ven biển phía Đông.

- Đường Hồ Chí Minh: Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

- Quốc lộ 5: Hà Nội – Hải Phòng.

- Quốc lộ 18: Hà Nội – Quảng Ninh.

- Quốc lộ 51: TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu.

- Quốc lộ 22: TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Campuchia.

Bài 3 trang 55 SGK Địa Lí 9: Xác định trên hình 14.1, các cảng biển lớn ở nước ta.
Giải Địa Lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Kĩ năng đọc bản đồ : chú ý kí hiệu các cảng biển

Trả lời:

Các cảng biển lớn: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa), Vũng Tàu, Rạch Giá (Kiên Giang), TP.Hồ Chí Minh.

Bài 4 trang 55 SGK Địa Lí 9: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta?

Trả lời:

- Đảm bảo thông tin liên lạc nhanh chóng, kịp thời phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

- Là phương tiện phục vụ cho việc học tập, vui chơi, giải trí đồng thời cũng tạo điều kiện để người dân có thể tiếp thu được các tiến bộ khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội góp phần nâng cao trình độ nhận thức.

- Góp phần nhanh chóng đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Lý thuyết Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

I. Giao thông vận tải

1. Ý nghĩa

- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế và hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường.

- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.

2. Giao thông vận tải ở nuớc ta đã phát triển đầy đủ các loại hình

Giải Địa Lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 4)

* Đường bộ

- Là phương tiện vận tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.

- Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông - Tây.

- Hai tuyến đường Bắc - Nam quan trọng nhất là: quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau và đường Hồ Chí Minh.

- Các tuyến đường Đông - Tây: quốc lộ 5, 18, 51, 22,...

- Các tuyến đường giao thông được nâng cấp và mở rộng.

Giải Địa Lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (ảnh 5)

          Hình 14.1. Lược đồ mạng lưới giao thông, năm 2002

* Đường sắt

- Quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất (Bắc - Nam) nối liền hai miền Bắc - Nam với tổng chiều dài 2 632 km.

- Đường sắt Thống Nhất cũng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của giao thông nước ta.

- Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền Bắc: Hà Nộ i- Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên.

* Đường sông

- Mới được khai thác ở mức độ thấp.

- Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4 500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2 500 km).

* Đường biển

- Bao gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế.

- Vận tải quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Ba cảng biển lớn nhất gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

* Đường hàng không

- Được hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.

- Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

- Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Ô-xtrây-li-a.

* Đường ống

Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

II. Bưu chính viễn thông

* Vài trò

Góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

* Ngành bưu chính

- Mạng bưu cục đã được mở rộng và nâng cấp.

- Nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao ra đời: chuyển phát nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện,...

* Ngành viễn thông

- Tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới.

- Năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được mở rộng: nước ta có 6 trạm vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế, hòa mạng Internet vào cuối năm 1997.

Đánh giá

0

0 đánh giá