Dựa vào thông tin và hình trong mục a, hãy Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp

2.4 K

Với giải Câu hỏi trang 31 Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Câu hỏi trang 31 Địa lí 10: Dựa vào thông tin và hình trong mục a, hãy:

- Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất.

- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục a (Khí áp) và quan sát hình 9.4.

Trả lời:

- Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất :

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ cao, không khí nở ra, tỉ trọng giảm => Khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng => Khí áp tăng.

+ Độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ => Khí áp giảm.

+ Độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô => Khí áp giảm; không khí khô => Khí áp tăng.

+ Thành phần không khí.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất:

(Các đai khí áp (cao và thấp) trên Trái Đất hân bố xen kẽ qua Xích đạo).

Vùng Xích đạo:

+ Nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm => Hình thành đai áp thấp xích đạo.

+ Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng => Hình thành các đai áp cao chí tuyến.

Vùng Bắc Cực và Nam Cực:

+ Nhiệt độ thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực.

+ Từ các đai áp cao ở chí tuyến và vùng cực, không khí di chuyển về vòng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm => Hình thành các đai áp thấp ôn đới.

Lưu ý:

- Các đai khí áp cao hình thành do nguyên nhân nhiệt lực, các đai khí áp thấp hình thành do nguyên nhân động lực.

- Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ lục địa và đại dương.

Lý thuyết Khí áp và gió

a. Khí áp

- Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.

- Tỉ trọng không khí thay đổi thì khí áp sẽ thay đổi theo.

- Nguyên nhân thay đổi khí áp:

+ Theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng – khí áp giảm, nhiệt độ giảm – khí áp tăng

+ Theo độ cao: Càng lên cao, khí áp càng giảm

+ Độ ẩm: Không khí ẩm – khí áp giảm, không khí khô – khí áp tăng

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất:

+ Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua xích đạo

+ Đai áp thấp xích đạo: Ở xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước không khí bốc hơi mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành áp thấp.

+ Đai áp cao chí tuyến: Không khí từ xích đạo bốc lên cao, di chuyển về chí tuyến, dồn xuống, tăng sức nén không khí, hình thành áp cao.

+ Đai áp cao cực: Ở vùng Bắc Cực, Nam Cực, nhiệt độ thấp, sức nén không khí tăng, hình thành áp cao cực.

+ Đai áp thấp ôn đới: Từ các đai áp cao chí tuyến và cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành áp thấp.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

b. Gió

* Một số loại gió chính

- Gió tây ôn đới

+ Phạm vi hoạt động: Áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới

+ Hướng gió: tây nam (bắc bán cầu); tây bắc (nam bán cầu)

+ Tính chất: Ẩm, gây mưa

+ Thời gian hoạt động: quanh năm

- Gió mậu dịch

+ Phạm vi hoạt động: Áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo

+ Hướng gió: đông bắc (Bắc bán cầu); đông nam (Nam bán cầu)

+ Tính chất: Khô

+ Thời gian hoạt động: quanh năm

- Gió đông cực

+ Phạm vi hoạt động: Áp cao cực về áp thấp ôn đới

+ Hướng gió: đông bắc (Bắc bán cầu); đông nam (Nam bán cầu)

+ Tính chất: Rất lạnh và khô     

+ Thời gian hoạt động: Quanh năm

- Gió mùa

+ Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở đới nóng, do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, giữa 2 bán cầu

+ Hướng gió: 2 mùa gió hướng ngược nhau 

+ Tính chất: Hai mùa gió tính chất ngược nhau      

+ Thời gian hoạt động: Thổi theo mùa

* Gió địa phương:

Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, thay đổi theo đêm và ngày. Nguyên nhân hình thành do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

- Gió fơn: Loại gió vượt núi, nhiệt độ giảm đi và gây mưa ở sườn đón gió, vượt sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên, trở thành gió khô nóng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Gió fơn

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 29 Địa lí 10Đọc thông tin trong mục 1 và hình 9.1, hãy:...

Câu hỏi trang 29 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục a và bảng 9, hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc....

Câu hỏi trang 30 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục b và hình 9.2, nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52oB....

Câu hỏi trang 30 Địa lí 10Đọc thông tin trong mục c và hình 9.3, trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình....

Câu hỏi trang 33 Địa lí 10Dựa vào thông tin và các hình trong mục b, hãy trình bày một số loại gió chính trên Trái Đất và gió địa phương....

Câu hỏi trang 33 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa....

Câu hỏi trang 34 Địa lí 10Dựa vào thông tin trong mục b và hình 9.7, hãy nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất....

Luyện tập 1 trang 34 Địa lí 10Trình bày đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất....

Luyện tập 2 trang 34 Địa lí 10Sự hình thành các đai khí áp và các đới gió liên quan gì với nhau?...

Vận dụng 1 trang 34 Địa lí 10: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng thời tiết trong câu sau của nhà thơ Thúy Bắc:...

Vận dụng 2 trang 34 Địa lí 10Giải thích tại sao vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đồng bằng và các đô thị rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt....

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Bài 12: Nước biển và đại dương

Đánh giá

0

0 đánh giá