Soạn bài Ôn tập trang 34 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10

7.1 K

Tài liệu soạn bài Ôn tập trang 34 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập trang 34 hay nhất

Video bài giảng Ôn tập trang 34 - Cánh diều

 

Câu 1 trang 34 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài ngườiCuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:

So sánh các văn bản

Soạn bài Ôn tập trang 34 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 (ảnh 1)

Trả lời:

                               Văn bản

Các đặc điểm

chính

 Thần Trụ trời

Prô-mê-tê và loài người

 

Cuộc tu bổ lại các

giống động vật

Không gian, thời gian

- Không gian: Trời đất.

- Thời gian: “Thuở ấy”.

- Không gian: thế gian.

- Thời gian: “thuở ấy”.

- Thời gian: lúc sơ khởi.

Nhân vật

Thần Trụ trời và một số vị thần khác,

Thần Prô-mê-tê và thần

Ê-pi-mê-tê.

Ngọc Hoàng

Cốt truyện

Quá trình tạo lập nên   trời và đất của thần    Trụ trời.

Quá trình tạo nên con người   và thế giới muôn loài của hai vị thần.

Quá trình tu bổ,

hoàn thiên các

giống vật.

 

Nhận

xét

chung

Không

gian,

thời gian

 Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa.

Nhân

vật

Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người.

Cốt

truyện

Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần.

Câu 2 trang 34 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian mà bạn đã học.

Trả lời:

- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố

so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không

gian

Không có địa điểm cụ thể.

Có địa điểm cụ thể.

Thời gian

Không có thời gian cụ thể, thường mang tính

cổ xưa.

Có thời gian lịch sử cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần.

Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Cốt

truyện

Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.

Thường kể về một sự kiện mang

tính lịch sử dân tộc.

Câu 3 trang 34 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.

Trả lời:

- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh

     Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.

- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.

+) Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).

+) Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.

+) Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.

Câu 4 trang 34 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.

Đặc điểm của kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Soạn bài Ôn tập trang 34 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 (ảnh 2)

Trả lời:

 

Câu 5 trang 34 SGK Ngữ văn 10 Tập 1:

a. Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

b. Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

a.

Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.

- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.

- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.

- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.

- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.

b.

Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:

- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.

- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.

- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.

- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.

- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la

Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

 

Đánh giá

0

0 đánh giá