Với Giải Sinh học 10 trang 19 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Sinh học 10 trang 19 Chân trời sáng tạo
Mở đầu trang 19 Sinh học 10: Hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?
Một phần tổ ong
Hướng dẫn giải:
Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: phân tử → bào quan → tế bào → mô cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển. Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
Trả lời:
Đơn vị cấu trúc và chức năng nhất của sinh vật sống là tế bào
I. Học thuyết tế bào
Câu hỏi 1 trang 19 Sinh học 10: Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?
Phương pháp giải:
Năm 1665, Robert Hooke sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát cấu tạo của vỏ cây bần gồm những khoang nhỏ gọi là tế bào.
Thông qua kết quả công trình nghiên cứu về sự tương đồng về cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật, nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà vật học Theodor Schwann (1839) đã đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: :“Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”
Trả lời:
Các khoang rỗng nhỏ cấy tạo nên nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là các tế bào.
Câu hỏi 2 trang 19 Sinh học 10: Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận:“Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”?
Phương pháp giải:
Năm 1665, Robert Hooke sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát cấu tạo của vỏ cây bần gồm những khoang nhỏ gọi là tế bào.
Thông qua kết quả công trình nghiên cứu về sự tương đồng về cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật, nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà vật học Theodor Schwann (1839) đã đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: :“Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”
Trả lời:
Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận:“Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.” Dựa vào các công trình nghiên cứu về cấu tạo tế bào động vật và thực vật.
Luyện tập trang 19 Sinh học 10: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?
Phương pháp giải:
Như vậy, học thuyết tế bào có những nội dung cơ bản sau:
- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
- Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
Trả lời:
- Ý nghĩa của sự ra đời học thuyết tế bào đối với nghiên cứu sinh học:
- Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới, rằng tất cả các sinh vật hiện tại đều được tạo ra từ một tế bào đầu tiên. Đây là một trong ba luận điểm quan trọng của triết học duy vật biện chứng, chứng minh sinh giới được tạo ra từ ngẫu sinh hóa học và tiến hóa lâu dài, chứ không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào.
Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: