Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ sách, báo và Internet, hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về công trình kiến trúc của Ấn Độ

15.5 K

Với giải Vận dụng 3 trang 33 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Vận dụng 3 trang 33 Lịch sử 7: Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ sách, báo và Internet, hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến mà em ấn tượng nhất.

Phương pháp giải:

B1: Tìm kiếm thông qua sách, báo Internet

B2: Các từ khóa tìm kiếm: “Các công trình kiến trúc Ấn Độ phong kiến”, “Đền Taj Mahal – một trong những kì quan của thế giới”, “8 công trình kiến trúc cổ tuyệt đẹp ở Ấn Độ”,…

Trả lời:

Taj Mahal là khu lăng mộ kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo gần 400 năm trước, công trình xây vào thế kỷ 17. Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp...  Khảm đá quý là một nét ấn tượng khác trong nghệ thuật kiến trúc của Taj Mahal. Đá quý nhiều màu được mài sao cho vừa với phần rỗng đã đục sẵn trên đá cẩm thạch và khảm đến nhẵn mịn như cùng một khối. Buổi tối, các họa tiết này nếu có ánh sáng (mặt trăng) chiếu vào sẽ rực sáng lấp lánh.

Năm 1983, lăng Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản thế giới và mô tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Dưới thời kì vương triều Gúp-ta, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ lao động bằng

A. thép.

B. sắt.

C. nhôm.

D. đá.

Đáp án đúng là: B

Dưới thời kì vương triều Gúp-ta, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ lao động bằng sắt (SGK Lịch Sử 7 – trang 30).

Câu 2. Vương triều Hồi giáo Đê-li được lập nên bởi người Hồi giáo gốc

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Mông Cổ.

D. Thổ Nhĩ Kì.

Đáp án đúng là: D

Vương triều Hồi giáo Đê-li được lập nên bởi người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì (SGK Lịch Sử 7 – trang 30).

Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của

A. thực dân Anh.

B. thực dân Pháp.

C. thực dân Hà Lan.

D. thực dân Tây Ban Nha.

Đáp án đúng là: A

Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh (SGK Lịch Sử 7 – trang 32).

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 30 Lịch sử 7: Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta....

Câu hỏi trang 31 Lịch sử 7: Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li...

Câu hỏi trang 32 Lịch sử 7: Trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Mô-gôn....

Câu hỏi trang 33 Lịch sử 7: Em hãy giới thiệu và nhận xét về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến...

Luyên tập 1 trang 33 Lịch sử 7: Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:...

Luyên tập 2 trang 33 Lịch sử 7: Hãy tìm hiểu thêm và kể tên một số thành tựu văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến....

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Bài 6: Các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Bài 7: Vương quốc Lào

Bài 8: Vương quốc Cam - pu - chia

Đánh giá

0

0 đánh giá