Giáo án Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 - 83 - 84 (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ Văn 6 Bài 9: Thảo luận nhóm về một vấn đề sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ Văn 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

NÓI VÀ NGHE

 THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ

I. MỤC TIÊU 

1. Về kiến thức: 

- HS phân biệt được văn viết với văn nói chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ (phong cách, giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…).

- Biết lựa chọn vấn đề cần thảo luận.

- Tìm hiểu thu thập thông tin về vấn đề cần thảo luận.

- Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài văn nghị luận

2. Về năng lực: 

- Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện, lựa chọn và thu thập thông tin trong thực tiễn.

- Năng lực sáng tạo: Phát hiện những khía cạnh, giá trị mới của vấn đề.

- Năng lực hợp tác: Tham gia hoạt động nhóm, điều chỉnh thái độ, cách ứng xử phù hợp.

3. Về phẩm chất: 

- Nhân ái:  Biết quan tâm, nhường nhịn, vị tha, biết chia sẻ.

- Chăm chỉ:  Luôn nỗ lực, sáng tạo những điều mới mang dấu ấn cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.

TIÊU CHÍ

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ

ĐẠT

CHƯA ĐẠT


NỘI DUNG

THẢO LUẬN

Nêu lý do và lựa chọn được vấn đề thảo luận. Xác định rõ tác hại của chơi game, tách rõ các ý gồm: Hại với người nghiện game (về sức khỏe, về thời gian, về tiền bạc, về kết quả học tập); Hại với gia đình; Hại với xã hội.

   

Đảm bảo các yêu cầu của bài văn nghị luận: luận điểm, luận cứ, cách lập luận chính xác, đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục.

   

Bài có bố cục đầy đủ 3 phần: MB-TB-KB. 

   

NGÔN NGỮ TÁC PHONG

Phong thái tự tin, nhiệt tình.

   

Diễn đạt lưu loát, lời nói có cảm xúc với nội dung được trình bày. 

Không mắc lỗi diễn đạt, ngắt nghỉ đúng, không mắc lỗi phát âm.

   

Điệu bộ, nét mặt, ánh mắt phù hợp với nội dung nói và tương tác tốt với người nghe.

   

Vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng các kiểu câu.

   

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

                            1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung:GV yêu cầu HS quan sát video bài thuyết trình NLXH về vấn đề Sống ảo và giao nhiệm vụ cho HS.

c) Sản phẩm: HS xác định được nội dung của tiết học là thảo luận nhóm về một vấn đề trong học tập, sinh hoạt.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu nhiệm vụ và giao nhiệm vụ cho HS:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát video, lắng nghe và suy nghĩ cá nhân

- GV nhắc nhở những HS chưa tập trung vào bài (nếu có), phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài

 

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

                                               Nhiệm vụ 1: CHUẨN BỊ BÀI NÓI

a) Mục tiêu: 

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

 b) Nội dung: 

- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 

1. Mục đích nói của bài nói là gì? Đó là những vấn đề nào?

2. Những người nghe là ai?

3. Để tham gia thảo luận các em cần lưu ý những gì?

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: 

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

? Em sẽ nói về nội dung gì?

Bước 3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục sau.

1. Định hướng

- Trong cuộc sống học tập và sinh hoạt có những vấn đề các em cần phải thảo luận trong nhóm nhỏ để có giải pháp thống nhất.

+ Một hiện tượng đời sống.

+ Các nội dung học tập, các văn bản đọc hiểu.

+ Hành động của một nhân vật trước nhiều nhận xét khác nhau.

* Lưu ý: 

- Xác định được vấn đề chưa thống nhất, có thể có nhiều ý kiến khác nhau.

- Biết đặt và trả lời các câu hỏi trong quá trình thảo luận nhóm.

- Biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

- Biết nêu ý kiến của mình và tôn trọng, lắng nghe người trao đổi trong nhóm.

2. Thực hành

 Bài tập: Trao đổi về vấn đề “Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?”

a. Chuẩn bị

- Lựa chọn vấn đề cần thảo luận.

- Tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn đề cần thảo luận.

- Xem lại các yêu cầu nói và nghe trong thảo luận nhóm.

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Xem lại dàn ý đã chuẩn bị, bổ sung và chỉnh sửa.

- Chú ý kiểm tra các luận điểm được đưa ra và chú ý các ý kiến khác nhau trong nội dung chính.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

                                         Nhiệm vụ 2: TRÌNH BÀY BÀI NÓI 

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Luyện kĩ năng nói cho HS 

- Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.

b) Nội dung: 

GV yêu cầu: HS nói theo dàn ý có sắn đã được chuẩn bị & nhận xét HĐ nói của bạn.

c) Sản phẩm:

- Sản phẩm nói của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý đã được gợi ý trong SGK

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý 

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

Bước 3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

c, Nói và nghe

- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, trình bày ý kiến thảo luận.

- Nêu các câu hỏi chất vấn những điều chưa rõ hoặc không tán thành ý kiến.

- Trả lời câu hỏi bạn nêu ra cho em.

- Tập trung theo dõi và tôn trọng khi bạn phát biểu.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều Bài 9: Thảo luận nhóm về một vấn đề.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Giáo án Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề

Giáo án Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Giáo án Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 97, 98

Để mua Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá