10 câu Trắc nghiệm Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 lớp 6 - Cánh diều

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 sách Cánh diều. Bài viết gồm 09 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82

Câu 1. Để phản hồi được ý kiến của các bạn khác trong nhóm, em cần làm gì trước đó?

A. Gặp gỡ bạn trước bài nói

B. Chăm chú lắng nghe

C. Ghi chép cẩn thận ý kiến của bạn

D. Ghi chép ý kiến em muốn phản hồi

Đáp án: B, C, D

Giải thích:

Để phản hồi được ý kiến của các bạn khác trong nhóm, trước hết em nên lắng nghe và ghi chép cẩn thận ý kiến của bạn, những điều em muốn trao đổi với bạn và những điều bạn muốn trao đổi với em.

Câu 2. Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến mình chưa hiểu, em sẽ nói theo mẫu câu nào dưới đây?

A. Tôi có cái nhìn khác ở phần.... Bởi vì...

B. Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?

C. Theo tôi, ý... chưa hợp lí. Bởi vì...

D. Cả 3 mẫu câu trên

Đáp án: B

Giải thích:

Nếu muốn bạn làm rõ ý kiến, em có thể nói:

  • Tôi chưa hiểu rõ lắm ở phần... Bạn có thể giải thích thêm giúp tôi được không?
  • Theo tôi hiểu thì ý của bạn là... Tôi hiểu như vậy có đúng không?
  • Bạn nói rằng.... Vì sao vậy?

Câu 3. Giải pháp tối ưu sau buổi thảo luận nhóm được hiểu là gì?

A. Ý kiến của người lãnh đạo

B. Tất cả các ý kiến của cả nhóm

C. Có thể là một ý kiến tốt của nhóm hoặc có thể là sự kết hợp các ý kiến

D. Không có đáp án nào đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Giải pháp tối ưu không nhất thiết phải là một ý kiến, đó có thể là sự kết hợp của nhiều ý kiến khác nhau.

Câu 4. Theo em, việc thảo luận nhóm có cần thiết trong học tập hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Giải thích:

Việc thảo luận nhóm rất quan trọng trong một số vấn đề cần thảo luận và cần ý kiến tối ưu cho nhóm hoặc tập thể nào đó.

Câu 5. Đâu là khái niệm đúng nhất về thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề?

A. Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh

B. Lắng nghe ý kiến của mọi người để thay đổi bản thân

C. Đưa ra quan điểm để thay đổi ý kiến theo suy nghĩ của mình

D. Bác bỏ các ý kiến của mọi người

Đáp án: A

Giải thích:

Tham gia thảo luận nhóm là cách chúng ta bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh. 

Câu 6. Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong những môi trường nào?

A. Trong học tập

B. Trong cuộc sống sinh hoạt

C. Trong công việc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực từ học tập đến cuộc sống.

Câu 7. Tại sao chúng ta cần phải thảo luận nhóm?

A. Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn

B. Để thống nhất một ý kiến của vấn đề

C. Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

Chúng ta cần thảo luận nhóm để chọn ra sự thống nhất về quan điểm trước vấn đề nào đó.

Câu 8. Chủ đề nào dưới đây có thể được lựa chọn để thảo luận trong việc học tập?

A. Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

B. Sở thích ăn uống của người thân

C. Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.

D. Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?

E. Cách chăm sóc vật nuôi trong gia đình

Đáp án: A, C, D

Giải thích:

Một số chủ đề thảo luận trong học tập như:

- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?

- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.

- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.

- Học môn Ngữ Văn thế nào cho hiệu quả?

- Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong lớp học.

Câu 9. Sắp xếp các nội dung sau vào từng bước thực hành thảo luận sao cho hợp lí.

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

Thành lập nhóm và phân công công việc

Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất giải pháp

Đáp án:

Trình tự thảo luận nhóm được sắp xếp như sau:

- Thành lập nhóm và phân công công việc

- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

- Thống nhất mục tiêu và thời gian của buổi thảo luận

- Trình bày ý kiến

- Phản hồi các ý kiến

- Thống nhất giải pháp

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Trắc nghiệm Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82

Trắc nghiệm Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Trắc nghiệm Điều gì đó giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 97, 98

Trắc nghiệm Phân tích chi tiết Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”

 

Đánh giá

0

0 đánh giá