Giáo án Lượm (Cánh diều) 2025| Ngữ văn 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ Văn 6 Bài 7: Lượm sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ Văn 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài 7: THƠ

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: LƯỢM

                                                         (Tố Hữu)

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: 

- Học sinh nhận biết được những đặc điểm hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,..) của bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.

 - HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.

- Suy nghĩ, cảm xúc, ấn tượng về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả đã được học, được đọc, được nghe hoặc sưu tầm,…

2. Về năng lực: 

- Sử dụng năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học để trình bày những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, ấn tượng của bản thân về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

- Nhận biết được một số đặc điểm hình thức của bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.

3. Về phẩm chất: 

 - HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

 - Biết làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

 - Giáo dục lòng yêu mến khâm phục các bạn nhỏ dũng cảm hy sinh vì nghĩa lớn; lòng tự hào về những tấm gương anh dũng của tuổi trẻ Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, hình ảnh tác giả Tố Hữu,  hình ảnh nhân vật Lượm, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.

2. Học liệu: Sgk, sgv, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, ....

 

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về thơ kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản.

b) Nội dung: Giáo viên lấy ví dụ cho học sinh quán sát và  yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV.

Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi và  yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS về nhân vật Lượm, tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.


c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh


d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

 GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Lật ô hình đoán tên” 

Luật chơi: 

GV cho HS quan sát hình ảnh 1 số hình ảnh về các anh hùng nhỏ tuổi và đặt câu hỏi: Điểm chung giữa họ là gì ?
- HS trả lời lời đúng em sẽ nhận được một món quà, nếu sai thì sẽ nhường cơ hội cho người khác.

- Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gọi ý nếu cần

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

 Giáo viên nhận xét, đánh giá – giới thiệu bài học: Thánh Gióng, Lê Văn Tám, Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu, Kim Đồng,... họ đều là những thiếu niên nhưng anh dũng, kiên cường, có lòng căm thù giặc.... Trong những trang lịch sử hào hùng của dân tộc chống giặc ngoại xâm, đã có sự đóng góp công sức rất lớn của những anh hùng độ tuổi thiếu niên. Người nhỏ nhưng trí không nhỏ, luôn trung dũng, kiên cường trong công việc nhưng vẫn luôn hồn nhiên, vui tươi. Lượm là một trong những đồng chí nhỏ như thế....

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu: 

- Nắm được câu chuyện trong bài thơ.

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm. Cảm phục trước sự hy sinh anh dũng của Lượm.

- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật Lượm, kết hượp tự sự và  bộc lộ cảm xúc.

 b) Nội dung: GV Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Nội dung 1: Tìm hiểu chung

a)Mục tiêu:  Học sinh nắm được những nét cơ bản về thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, cũng như tác giả và hoàn cảnh ra đời, thể thơ, phương thức biểu đạt, cách đọc, bố cục văn bản.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả, những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức ngữ văn trong SGK.

 

- Giáo viên hướng dẫn đọc: đoạn đầu lướt nhanh, vui, phấn khởi. Đoạn Lượm hi sinh đọc lắng xuống, ngừng giữa các dòng thơ, trang nghiêm, cảm động,
xót thương

GV đọc- HS đọc.

- Gọi HS đọc chú thích trong SGK/tr 33,34.  Sau đó GV nhấn mạnh một số ý.

 


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:..............

Nhiệm vụ: Điền những thông tin vào chỗ trống  sau.

1

Hiểu biết chung về thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả:......

2

Nêu những hiểu biết của em về tác giả.

- Tác giả:..............

3

Theo em, hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt ?

- Hoàn cảnh sáng tác:.......................

4

Em có nhận xét gì về thể thơ?

-Thể thơ:......

5

Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ.

-PTBĐ:............

6

 Theo em bố cục của bài thơ như thế nào ?

-Bố cục:...........

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh


6. Bố cục: gồm có 3 phần

   - Phần 1:  Từ đầu đến “Cháu đi xa dần ” : Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả.

   - Phần 2: Từ “Cháu đi đường cháu” đến “Hồn bay giữa đồng”: Câu chuyện Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh.

  - Phần 3: Từ “Lượm ơi, còn không!” đến hết: Hình ảnh Lượm còn sống mãi.

GV nhấn mạnh và bổ sung các thông tin về tác giả – tác phẩm: Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm giác ngộ cách mạng. Ông được xem như là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông tương đối phong phú với nhiều thể loại như thơ, tiểu luận, hồi kí,...Song nổi bật nhất là thơ, với các tập thơ lớn như: Từ ấy, Việt bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa,

- GV giải thích thêm: Thể thơ 4 chữ: xuất hiện từ xa xưa, được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, thích hợp với lối kể chuyện , thường có vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo liền hoặc gieo cách, nhịp phổ biến là 2/2

d) Tổ chức thực hiện: 

Nội dung 2: Tìm hiểu phần 1 (5 khổ thơ đầu)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV dẫn dắt: Tác giả và chú bé Lượm đã có cuộc gặp gỡ tình cờ không hẹn trước nhưng hình ảnh Lượm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng tác.
HS: Đọc lại các khổ thơ ở phần 1 (5 khổ thơ đầu)

GV chia lớp thanh 4 nhóm, thảo luận phiếu học tập số 2 (5 phút)

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi


1. Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.

2. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8.

3. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12.

4. Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm

1. - Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất:

    Ngày Huế//  đổ máu

                                    Chú Hà Nội về//

Tình cờ // chú, cháu

Gặp nhau // Hàng Bè

  • Biện pháp tu từ hoán dụ: “ Ngày Huế đổ máu”

2. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

=> Tác dụng : góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

3. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12:

- So sánh” mồn huýt sáo vang- như con chim hót nhảy trên đường vàng”

=> Tác dụng: tái hiện lại cách thật cụ thể và sinh động hình ảnh một chú bé liên lạc : nhanh nhẹn , yêu đời, nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến

4.  Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua  bức tranh minh họa:

 

 

 

 

Ngoại hình:

– Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.

– Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.

– Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

– Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.

=>  Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ.

 

 

Tính cách:

– Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.

– Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác.

– Nguyện hi sinh vì đất nước.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

GV bình: Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích – nhảy trên đường vàng… gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Nội dung 3: Tìm hiểu phần 2 (8 khổ thơ tiếp theo)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

HS: Đọc lại các khổ thơ ở phần 2 (8 khổ thơ tiếp theo)

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập

* Thảo luận theo bàn

1. Khổ thơ ( dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?

.............................. .............................. ..............................

2. Cách ngắt nhịp trong khổ thơ ( dòng 39-42) có gì đặc biệt?

.............................. .............................. .............................. ..............................

3.Câu hỏi dùng 47 có ý nghĩa gì?

.............................. .............................. ..............................


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi thảo luận  theo bàn


 

1. Khổ thơ ( dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác là:

Được tách riêng chỉ gồm 2 dòng 4 chữ diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

2. Cách ngắt nhịp trong khổ thơ ( dòng 39-42) đặc biệt:

Cách ngắt nhịp trong khổ thơ thể hiện tậm trạng nghẹn ngào, đau đớn, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

 

3.Câu hỏi dùng 47 có ý nghĩa:

 

Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định. Từ đó:

+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.


- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.

- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

GV bình: Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng mạn. Lượm ngã ngay trên đất quê hương... Hương thơm của lúa cũng như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hoá thân vào non sông đất nước. Cái chết của Lượm gợi cho người đọc vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương. Tình cảm của tác giả: Ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm. Nhà thơ đã tách câu thơ làm đôi tạo tiếng gọi thân thương thống thiết.

I. Tìm hiểu chung:

























1. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: 

              (xem sgk/tr 27)


2. Tác giả : Tố Hữu tên khai sinh là  Nguyễn Kim Thành (1920-2002).

 - Quê quán:  Thừa Thiên- Huế.

 - Là nhà cách mạng, là người mở đầu cho thơ ca Cách mạng Việt Nam hiện đại.


3. Tác phẩm:

 - Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1949. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), in trong tập Việt Bắc.

 - Thể thơ:  thơ 4 chữ

 - Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự kết hợp miêu tả.

- Bố cục gồm 3 phần







































II. Đọc - hiểu văn bản:


1. Hình tượng chú bé Lượm trong kỉ niệm của tác giả:

   Cách sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian phù hợp lối kể chuyện, cách sử dụng  nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu, tác giả  đã thể hiện hình ảnh Lượm một  em bé liên lạc hồn nhiên,vô tư, vui tươi,yêu đời, say mê với công việc kháng chiến.






















































































































2. Lượm hi sinh – cảm xúc của tác giả.

  Bằng cách ngắt dòng các câu thơ: 

         Ra thế

         Lượm ơi !..

thể hiện sự đau xót,xúc động đến nghẹn ngào của  tác gỉa  khi hay tin Lượm hi sinh.











 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều Bài 7: Lượm.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Đêm nay Bác không ngủ

Giáo án Lượm

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 36, 37

Giáo án Gấu con chân vòng kiềng

Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Để mua Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều năm 2025 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá