Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Công nghệ gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Công nghệ. Mời các bạn đón xem:
Kể tên các thiết bị điện đóng cắt, thiết bị lấy điện và thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà
Câu hỏi 17: Kể tên các thiết bị điện đóng cắt, thiết bị lấy điện và thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà?
Lời giải
Thiết bị đóng – cắt: công tắc, cầu dao.
Thiết bị lấy điện: Ổ điện, phích cắm điện.
Thiết bị bảo vệ: Aptomat, cầu chì.
Tham khảo thêm:
1. Thiết bị đóng – cắt mạch điện
Là một trong những thiết bị mà bạn thường thấy nhất ở tại nhà, cơ quan, trường học, bệnh viện,… Đây là loại thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện, thường được sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện.
Với cấu tạo được làm từ 2 phần: Vỏ được làm từ những vật dụng cách điện và 2 cực (cực động và cực tĩnh) thường được làm bằng đồng.
Công tắc điện được chia thành 2 loại:
Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc trực tiếp với cực tĩnh làm kín mạch điện. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện.
Đối với thiết bị điện cầu dao chia thành 2 loại: Theo số cực và theo chỉ số sử dụng.
2. Thiết bị lấy điện
a) Ổ điện
Ổ điện là vật dụng cần thiết trong cuộc sống ngày nay. Là thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà cụ thể là lấy điện cho các đồ dùng, vật dụng cần điện trong nhà. Cấu tạo của ổ điện: Vỏ được làm bằng nhựa được nhà sản xuất chú thích thông số kỹ thuật và cực tiếp điện làm bằng đồng.
b) Phích cắm điện
Đây là thiết bị được dùng để cắm vào ổ điện, lấy điện nhằm cung cấp cho các đồ dùng điện trong nhà. Phích cắm điện được cấu tạo thành 2 phần: Thân và chốt tiếp điện.
Phân loại phích cắm điện được chia thành những loại như sau:
Như chúng ta đã biết điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Điện được sử dụng hầu hết trong các nhà máy, cơ quan, bệnh viện, trường học,…Vì vậy, các thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà phải đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng, vật dụng trong gia đình.
Bên cạnh đó, hệ thống mạng điện cũng cần phải giúp cho các thành viên có thể sử dụng và tiêu thụ điện thuận tiện, nhanh và tiện lợi mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình.
3. Thiết bị bảo vệ
a) Cầu Chì – Thiết bị để bảo vệ các mạch điện phổ biến
Không còn xa lạ trên thị trường điện hiện nay, cầu chì chính là loại thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong dòng điện dân dụng. Trong quá trình hoạt động, cầu chì sẽ có khả năng xảy ra các hiện tượng như cháy nổ, với mục đích nhằm bảo vệ cho mạch điện và đồ dùng điện an toàn.
Về nguyên lý hoạt động, trong trường hợp xảy ra sự cố khi điện quá tải, hay khi mạch điện ngắn có nguy cơ làm dòng điện tăng lên, gây nên hiện tượng điện áp tăng vượt mức quy định, cầu chì sẽ nổ. Điều này đồng nghĩa với việc mạch điện sẽ bị ngắt, giúp mạch điện được bảo vệ. Sau khi sửa chữa xong các sự cố về điện, ta cần sử dụng các cầu chì khác để thay thế.
Loại thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà này có thể được đặt ở đằng sau nguồn điện tổng, hoặc đằng trước những bộ phận khác của mạch điện. Có thể dễ dàng thấy rằng, cầu chì được cấu tạo từ 3 thành phần chính:
b) Aptomat – Thiết bị giúp bảo vệ các mạch điện tự động
Cầu dao tự động (aptomat) là sự kết hợp hoàn hảo của cầu dao và cầu chì. Cũng tương tự như cầu chì, khi xảy ra sự cố điện như quá tải hoặc ngắn mạch, aptomat sẽ tự động đóng và cắt mạch điện để bảo vệ các hệ thống điện. Sau khi dòng điện được sửa chữa, aptomat sẽ có chức năng như một loại cầu dao.
Thiết bị bảo vệ mạch điện này được phân loại dựa trên chức năng, cấu tạo, khả năng chỉnh dòng và dòng cắt ngắn mạch. Ngoài ra, aptomat còn được thiết kế thêm một vài tính năng như chống rò và chống giật, giúp cách ly và bảo vệ điện tốt hơn.
Về cấu tạo, aptomat gồm bốn bộ phận chính:
Xem thêm các câu hỏi thường gặp, thông dụng nhất môn Công nghệ:
Câu 1: Để đảm bảo an toàn khi cưa, cần chú ý những điểm gì?...
Câu 3: Để đảm bảo an toàn khi cưa và đục, em phải chú ý những điểm gì?...
Câu 5: Ren dùng để làm gì? Kể 5 chi tết đơn giản mà em biết...
Câu 6: Ren dùng để làm gì? Nêu quy ước vẽ ren...
Câu 12: Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?...
Câu 16: Vẽ phác họa hình chiếu phối cảnh chữ I và Z...
Câu 19: Nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy?...
Câu 20: Giải thích nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy? ...
Câu 22: Nêu nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu...
Câu 23: Ưu điểm của mối ghép không tháo được khuyết điểm của mối ghép tháo được...
Câu 24: Nêu khái niệm về hình chiếu? Mỗi phép chiếu đã học có đặc điểm gì? ...
Câu 26: Vì sao chúng ta cần học môn vẽ kỹ thuật?...
Câu 27: Cách vẽ hình chiếu giá vát ngang và giá vát nghiêng?...
Câu 29: Một đĩa xích có 48 răng, tỉ số truyền i = 3....
Câu 30: Cho truyền động đai, bánh dẫn 10 cm, bánh bị dẫn 500 mm...
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. ...
Câu 37: Trình bày yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?...
Câu 38: Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy trình sau:...
Câu 39: Hãy nêu các bước xây dựng kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương em?...
Câu 40: Tại sao phải làm sạch lõi trước khi nối dây?...
Câu 42: Tại sao phải làm sạch lõi dây dẫn khi bóc vỏ dây?...