2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. CHUẨN BỊ
1. Nhiệm vụ 1. Định hướng
a) Mục đích:
- HS hiểu được như thế nào là trình bày ý kiến về một vấn đề.
- Nắm bắt được các yêu cầu chung để trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề
- Có kĩ năng tự tin trình bày sản phẩm của cá nhân trước nhóm, trước tập thể,…
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu thông tin SGK, sử dụng các hình thức hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp để thực hiện các nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm của cá nhân, của nhóm bằng ngôn ngữ nói.
c) Sản phẩm: Học sinh khai thác kênh chữ, trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
- Chuẩn bị đề cương (dàn ý).
- Rèn kĩ năng nói, nghe.
- Phần chuẩn bị của HS được trình bày bằng ngôn ngữ nói, đảm bảo các yêu cầu (nội dung, hình thức, giọng điệu,…)
d) Tổ chức thực hiện
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS thảo luận nhóm (thời gian 3 phút)
(1) Theo em thế nào là trình bày ý kiến về 1 vấn đề?
(2) Để trình bày ý kiến về 1 vấn đề, em cần làm những việc gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm, suy nghĩ.
- HS hình thành kĩ năng khai thác ngữ liệu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- GV mời HS trả lời câu hỏi, báo cáo sản phẩm thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
|
a. Trình bày ý kiến về 1 vấn đề
- Trình bày ý kiến về một vấn đề là người viết nêu lên những suy nghĩ, nhận xét đưa ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.
- Ví dụ:
+ Có người cho rằng: Việc sử dụng các từ tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt trẻ đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Ý kiến của em như thế nào?
+ Em có ý kiến gì về nhận xét: “Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều”?
b. Để trình bày ý kiến của mình về một vấn đề, HS cần xác định:
- Đó là vấn đề gì? Ý kiến của em về vấn đề đó như thế nào?
- Các lí lẽ và bằng chứng mà em định sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục mọi người là những gì?
- Khi trình bày cần có thêm thiết bị gì?
- Cần chú ý như thế nào khi nói (âm lượng, tốc độ, tư thế, thái độ và các yếu tố phi ngôn ngữ,...)?
|
2. Nhiệm vụ 2. Thực hành
a) Mục đích:
- Biết tìm ý, lập dàn ý, cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (hoặc văn học), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
- Nắm bắt các thông tin bài nói của các bạn trong nhóm, trong lớp và từ đó có thể đưa ra những nhận xét, góp ý cho nội dung nói của bạn.
- Có kĩ năng tự tin trình bày sản phẩm của ca nhân trước nhóm, trước tập thể,…
b) Nội dung: HS trình bày sản phẩm của cá nhân, của nhóm bằng ngôn ngữ nói.
c) Sản phẩm: Phần chuẩn bị của HS được trình bày bằng ngôn ngữ nói, đảm bảo các yêu cầu (nội dung, hình thức, giọng điệu,…)
d) Tổ chức thực hiện
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu đề bài và hướng dẫn HS thảo luận, trình bày sự chuẩn bị của cá nhân, nhóm.
- Cho đề bài: Em có ý kiến gì về nhận xét: “Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều”?
(1) Với đề bài đã cho, em cần phải chuẩn bị những gì?
(2) Trình bày các ý và đề cương (dàn ý) của đề bài trên?
(3) Ngoài chuẩn bị đề cương, để thực hiện tốt tiết luyện nói, em cần chuẩn bị những gì?
(4) Nêu yêu cầu đối với người nói và người nghe.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận để tìm ra quy trình các bước trình bày ý kiến về một vấn đề.
- HS dựa vào hướng dẫn của GV chuẩn bị bài nói, trình bày ý kiến của bản thân mình theo yêu cầu của đề bài trêm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- GV gọi HS đại diện cho nhóm trình bày bài nói của nhóm mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gọi HS nhận xét.
- GV đưa ra nhận xét về các khía cạnh sau: nội dung, kĩ năng nói và kĩ năng nghe.
|
1. Chuẩn bị
- Xác định mục đich và nội dung bài nói:
+ Mục đích nói: Nêu ý kiến, quan điểm của mình về nhận xét trên.
+ Nội dung nói: Những ưu điểm của việc đi tham quan, du lịch.
- Sưu tầm tư liệu liên quan đến bài nói sẽ trình bày (tranh, ảnh,... về các hoạt động tham quan, du lịch).
- Liên hệ bản thân và những người xung quanh về việc tham quan, du lịch. (Bản thân đã từng đi tham quan ở đâu? Vào thời gian nào? Bạn đã có được những lợi ích gì sau chuyến tham quan đó?....)
2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý (đặt và trả lời cho các câu hỏi)
- Tham quan, du lịch là gì? (Tham quan, du lịch là hoạt động của con người tới một hay một số nơi nào đó với những mục đích nhất định.
- Mục đích của việc đi tham quan, du lịch? (Giúp con người có thời gian thư giãn, mở rộng vốn hiểu biết vủa bản thân, tạo hứng thú,...).
- Hoạt động tham quan, du lịch mang lại cho người tham gia những gì (về tình cảm, về nhận thức và kinh nghiệm)?
+ Về tình cảm: Khơi gợi tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước,...
+ Về nhậ thức: Yêu và trân trọng cái đẹp, tự hào, bảo vệ và phát huy những vẻ đẹp của quê hương,...
+ Về kinh nghiệm: Phong phú thêm vốn sống, vốn hiểu biết của con người; biết lập kế hoach và tổ chức các hoạt động trải nghiệm khác,...
- Nên đi tham quan, du lịch như thế nào cho phù hợp và hiệu quả? (Cân nhắc về thời gian, mục đích, sự an toàn và kinh tế,...)
* Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu được họ, tên và vấn đề cần trình bày ý kiến của bản thân.
- Thân bài:
+ Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề được đặt ra (trong cuộc sống có nhiều cách để con người có thể làm phong phú vốn hiểu biết của bản thân. Một trong số những cách đó là việc tham quan, du lịch.)
+ Lợi ích của hoạt động tham quan, du7 lịch (mở mang vốn hiểu biết của bản thân, có thời gian thư giãn, ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương đất nước,...)
+ Nên đi tham quan, du lịch như thế nào cho phù hợp và hiệu quả? (xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo an toàn, luôn có ý thức học hỏi, tìm hiểu và ghi chép,...)
- Kết bài:
+ Khẳng định lợi ích của việc tham quan, du lịchlichjNeeu nguyện vọng và dự định của bản thân nếu được đi tham quan, du lịch.
3. Rèn kĩ năng nói, nghe
- Người nói:
+ Phong thái bình tĩnh, tự tin, thân thiện.
+ Đảm bảo kết cấu của một bài nói (có lời mở đầu, kết thúc)
+ Trình bày nội dung ngắn gọn, rõ ràng với ngôn ngữ chính xác, trong sáng, có tính biểu cảm.
+ Kết hợp cử chỉ, điệu bộ, thái độ một cách phù hợp.
- Người nghe:
+ Thể hiện thái độ tôn trọng người nói.
+ Chú ý lắng nghe nắm bắt những nội dung chính của bài nói.
+ Mạnh dạn nhận xét, góp ý mang tính xây dựng khi được yêu cầu.
|