TOP 20 bài Trình bày ý kiến về truyện cổ tích 2024 SIÊU HAY

277

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày ý kiến về truyện cổ tích hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Trình bày ý kiến về truyện cổ tích

Đề bài: Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Dàn ý Trình bày ý kiến về truyện cổ tích

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần trình bày.

2. Thân bài:

– Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: thích đọc truyện cổ tích.

– Nêu lợi ích của việc đọc truyện cổ tích:

+ Hiểu được quan niệm, ước mơ của người xưa -> biết trau dồi đạo đức, lối sống tốt đẹp.

+ Nuôi dưỡng trí tưởng tượng, óc sáng tạo.

– Một vài đề xuất để việc đọc truyện cổ tích có hiệu quả:

+ Đọc xong một câu chuyện nào đó thì cần tự rút ra các bài học.

+ Có thể đọc thêm truyện cổ tích nước ngoài để so sánh với truyện Việt Nam.

3. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân về vấn đề.

Trình bày ý kiến về truyện cổ tích - Mẫu 1

Em rất thích đọc truyện cổ tích. Vì nó giúp ít cho mình hiểu biết rộng thêm về những câu chuyện cổ tích xưa. Ý Kiến của em về Truyện cổ tích là truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

Lí do đầu tiên là vì truyện cổ tích luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung

Truyện cổ tích còn giúp ta xây dựng vốn từ vựng và giới thiệu tới chúng ta ngôn ngữ giàu tính văn hóa, kích thích được trí tưởng tượng. Đọc các loại sách truyện, đặc biệt những câu chuyện cổ tích là cách tuyệt vời để xây dựng vốn từ vựng, giúp ta biết các câu từ và thuật ngữ không thông dụng mà rất ít có cơ hội nhắc tới trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời mang tới cho con một nền văn hóa phong phú của ngôn ngữ và ý nghĩa chứa đựng trong đó và giúp các con giàu trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo hơn rất nhiều.

Truyện cổ tích mặc dù có những câu truyện đầy rẫy những điều xấu xa nhưng đến phút cuối điều tốt sẽ giành chiến thắng như câu chuyện Tấm Cám dù cho cuộc đời cô Tấm dù bị hãm hại nhiều lần nhưng cuối cùng cô Tấm vẫn được trở về bên Hoàng Tử. Truyện sẽ dạy ta thế giới này là một nơi thật tuyệt vời và hãy nhìn nhận mọi người mọi vật theo cách tích cực. Tất nhiên, những điều xấu vẫn xảy ra. Các bài học từ truyện cổ tích sẽ tăng thêm cho bé niềm hy vọng và lòng can đảm để đối mặt với những tình huống khó khăn và giữ trong trái tim chúng “lý tưởng” về việc “ở hiền sẽ gặp lành”. Còn các nhân vật ác như mụ phù thủy luôn tìm cách hãm hại người khác thì sẽ không bao giờ được ai thương, quý mến, luôn bị xa lánh và kết thúc cuối cùng chỉ là cái chết vì tội ác của mình.

Truyện cổ tích có ảnh hưởng rấy lớn, rất quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách của trẻ nhỏ, kích thích phát huy sự phát triển về trí tưởng tượng, giúp các em hình thành cảm xúc, trí tuệ sau này và trau dồi những bài học đạo đức thú vị, giúp trẻ em khám phá ra những điều mới lạ hơn trong cuộc sống này.

Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.

TOP 20 bài Trình bày ý kiến về truyện cổ tích 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Trình bày ý kiến về truyện cổ tích - Mẫu 2

Mỗi khi nhắc đến những ngày thơ ấu, em luôn nhớ tới hình bóng bà ngoại nhẹ nhàng kể từng câu chuyện cổ. Những tích truyện đó đã mang tới cho em biết bao bài học ý nghĩa, sâu sắc. Vì thế, tới tận ngày nay, em vẫn luôn thích thú khi đọc truyện cổ tích.

Trước hết, người đọc có thể nuôi dưỡng cảm xúc, trí tưởng tượng thông qua việc đọc truyện cổ tích. Như các bạn đã biết, tác giả dân gian xưa đã dùng sự sáng tạo để dựng nên những thế giới kì diệu, ngập tràn phép màu. Sự xuất hiện của nhân vật ông Bụt, bà Tiên làm chúng ta không khỏi tò mò, thích thú. Họ được coi là những vị thần tiên, có phép biến hóa khôn lường và thường xuyên giúp đỡ người bất hạnh như Tấm (“Tấm Cám”), Khoai (“Cây tre trăm đốt”),… Từ đây, người xưa muốn gửi gắm bài học triết lí qua các câu chuyện cổ. Ông cha mong muốn, hi vọng thế hệ sau sẽ sống lương thiện, nhân hậu như Thạch Sanh, Tấm, người em (“Cây tre trăm đốt”). Đồng thời, nhắc nhở chúng ta không được sống gian dối, tham lam, ích kỉ như Lí Thông, mẹ con Cám hay người anh trong “Cây khế”. Vì thế, mỗi người phải cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng cho mình một tâm hồn trong sáng, tấm lòng thiện lương.

Ngay từ bây giờ, mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về lợi ích mà truyện cổ tích đem lại. Chúng ta hãy đọc kĩ các tác phẩm rồi tự mình rút ra bài học, giá trị tư tưởng. Ngoài ra, chúng ta có thể đọc thêm tích truyện nước ngoài để thấy được điểm tương đồng, khác biệt giữa cổ tích nước ngoài và Việt Nam.

Với em, những sáng tác dân gian như cổ tích sẽ luôn tỏa sáng rạng ngời bởi ý nghĩa, giá trị nhân văn. Lời răn dạy sâu sắc mà cha ông nhắn nhủ chính là hành trang để em bước vào đời.

Trình bày ý kiến về truyện cổ tích - Mẫu 3

Từ khi còn thơ bé, mẹ thường hay kể cho em nghe những câu chuyện quen thuộc như “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”,… Những câu chuyện ấy đã khắc sâu trong tâm trí em. Em rất thích đọc truyện cổ tích.

Trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ có viết “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. Quả thực như vậy, các tích truyện xưa chính là lời nhắn nhủ, bài học mà ông cha muốn gửi gắm tới thế hệ sau. Đọc truyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, chúng ta hiểu thêm về triết lí “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Như vậy, mỗi câu chuyện chan chứa lời dạy bảo ý nghĩa mà người xưa muốn truyền tải. Đặc biệt, thông qua kết thúc có hậu và chi tiết kì ảo, các tác giả dân gian cũng bày tỏ mong ước về cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Đây cũng chính là khao khát chung của con người trong mọi thời đại.

Ngoài ra, việc đọc truyện cổ tích còn giúp người đọc nuôi dưỡng óc sáng tạo, tưởng tượng. Ta có thể dựa vào chuyện kể để tưởng tượng ra hình ảnh ông Bụt, bà tiên. Hoặc tự xây dựng một câu chuyện tương tự từ chính cốt truyện đã có. Albert Einstein – nhà vật lí lí thuyết người Đức đã từng nhấn mạnh tác dụng to lớn này qua câu nói “Khi nhìn lại bản thân và những phương pháp suy nghĩ của mình, tôi thấy truyện cổ tích là món quà có ích cho trí tưởng tượng hơn bất kỳ tài năng trừu tượng hay suy nghĩ tích cực nào khác”.

Vậy nên, để việc đọc truyện cổ tích trở nên thiết thực và hiệu quả, mỗi người hãy thay đổi nhận thức, suy nghĩ ngay từ bây giờ. Chúng ta nên đọc kĩ, hiểu sâu bằng cách tự rút ra bài học, giá trị được nhắn nhủ trong tác phẩm. Nếu có thời gian, mỗi người hãy đọc thêm truyện cổ tích nước ngoài. Từ đó, chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa truyện nước ngoài và Việt Nam.

Với em, truyện cổ tích giống như dòng nước trong trẻo, tưới mát tâm hồn con người. Vì thế, em luôn trân trọng, nâng niu những tác phẩm quen thuộc mà giàu ý nghĩa này. Mong rằng, mỗi người sẽ biết kế thừa, giữ gìn các câu chuyện cổ để sống mãi theo dòng thời gian.

Trình bày ý kiến về truyện cổ tích - Mẫu 4

Ngày nay, chúng ta được tiếp cận với muôn vàn loại hình, phương thức giải trí khác nhau. Song, em vẫn yêu thích việc đọc truyện cổ tích. Đây là hoạt động giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học mệt mỏi. Đồng thời, nó còn mang tới vô vàn lợi ích khác.

Có thể thấy, qua các câu chuyện cổ xa xưa, ông cha ta đã nhắn nhủ biết bao lời dạy ý nghĩa, sâu sắc. Đó là lời răn dạy về việc làm người lương thiện, nhân hậu, ở hiền gặp lành. Bài học này được gửi gắm trong rất nhiều tác phẩm quen thuộc như “Tấm Cám”, “Thạch Sanh” hay “Sọ Dừa”. Các nhân vật cô Tấm, chàng Thạch Sanh hay Sọ Dừa đều là hiện thân của những con người tốt bụng, chăm chỉ, chất phác. Bởi vậy, họ xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp. Ngược lại, những người gian ác như Lí Thông, mẹ con Cám,… thì phải chịu trừng phạt thích đáng. Đây cũng chính là lời nhắc nhở của cha ông về việc sống trung thực, không tham lam. Từ việc đọc truyện cổ tích, ta rút ra được bao lời dạy giá trị. Đồng thời, thấy được ước mơ, khát vọng từ ngàn đời xưa của con người về cuộc sống tươi đẹp, êm ấm, công bằng. Qua đây, mỗi người phải biết tiếp thu các bài học mà người xưa gửi gắm, phải luôn trau dồi, rèn luyện lối sống, đạo đức tốt đẹp. Để rồi, dựng xây cho mình một cuộc sống ý nghĩa.

Như vậy, thay vì đọc qua loa, giải trí, chúng ta hãy đọc kĩ, hiểu sâu các vấn đề được gợi ra trong tác phẩm. Nếu không có thời gian, bạn có thể lắng nghe kể chuyện trên radio, podcast. Việc nghe nhiều cũng giúp con người ấn tượng và nhớ lâu hơn.

Những câu chuyện nhân văn, ý nghĩa mà người xưa dày công sáng tạo như truyện cổ tích sẽ luôn in sâu trong tâm trí em. Qua đây, em càng thêm yêu mến, tự hào về các giá trị văn hóa xa xưa.

TOP 20 bài Trình bày ý kiến về truyện cổ tích 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Trình bày ý kiến về truyện cổ tích - Mẫu 5

Em rất thích đọc truyện cổ tích. Những câu chuyện cổ tích đưa em vào thế giới nhân vật đa dạng, ở đó em thấy cuộc sống trở lên phong phú, nhiều khía cạnh hơn. Từ những câu chuyện cổ tích, em học được nhiều bài học quý báu về lòng nhân ái, tình yêu thương, dũng cảm, kiên cường,…Truyện cổ tích cũng giúp em biết phân biệt tốt xấu, phải trái, từ đó suy nghĩ và hành động đúng đắn, hoàn thiện bản thân. Cổ tích còn kết nối chúng em với thế hệ ông cha xưa, đó là những giá trị văn hóa tốt đẹp và những phẩm chất đạo đức ngàn đời luôn được gìn giữ và phát huy.

Trình bày ý kiến về truyện cổ tích - Mẫu 6

Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện như Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, v.v… được bà và mẹ kể cho mỗi tối trước khi đi ngủ. Những câu chuyện ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Ở lứa tuổi của tôi, cũng giống như các bạn, tôi cũng thích truyện tranh, hoạt hình,… nhưng truyện cổ tích vẫn là mạch nguồn dân tộc và có vị trí riêng trong trái tim tôi.

Tôi đã gắn liền tâm hồn mình với ca dao, cổ tích. Vì vậy, để trả lời câu hỏi có thích đọc truyện cổ tích không, câu trả lời chắc chắn là có. Nhân vật thiện hay ác, tôi đều thích. Tôi thích cả những yếu tố có phần như hoang đường kỳ ảo, thích cả cái kết có hậu.

Sẽ rất nhiều người nói rằng truyện cổ tích không hay vì các nhân vật trong truyện cổ tích phân rõ chính – tà, trắng – đen, mà con người ai cũng có cả xấu lẫn tốt. Nhưng với tôi, sự phân chia rõ ràng các tính chất cho từng nhân vật lại giúp ta dễ dàng nhận biết hơn. Những nhân vật cũng từ đó mà trở thành biểu tượng cho thiện lương hay ác độc. Lý Thông đã thành đại diện cho cái xấu. Còn Thạch Sanh đã thành đại diện cho cái tốt. Mẹ con Cám đã trở thành đại diện cho cái xấu. Còn cô Tấm lại là đại diện cho sự tốt đẹp, cho sự hiền dịu, chăm chỉ. Việc phân chia rõ ràng hai tuyến nhân vật để ta thấy rõ từng kiểu tính cách con người, đồng thời cũng là cách để giáo dục con người hướng thiện.

Tôi còn thích truyện cổ tích vì nó phản ánh mong ước của nhân dân Việt Nam về kết thúc có hậu, về cái người ta vẫn gọi là Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được Phật, tiên độ trì. Mỗi khi nhân vật chính diện gặp phải tai họa, gặp phải những thách thức, khó khăn tưởng như không cách nào hóa giải được, thì khi ấy những thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện cứu giúp. Nói cách khác, đó là khi yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích bắt đầu xuất hiện. Yếu tố kỳ ảo đó có thể là ông Bụt giúp cô Tấm đi trẩy hội, giúp anh nông dân có được cây tre trăm đốt mà hẳn ai trong chúng ta cũng đã quen với câu nói của Bụt: “Làm sao con khóc?!”. Đó cũng có thể là những chi tiết như Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai vào một gia đình, mà sau này người con ấy có tên là Thạch Sanh. Đó cũng có thể là chuyện Sọ Dừa hàng ngày lăn lóc mà lại có thể hóa thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, có sẵn các sính lễ để cưới con gái phú ông. Những yếu tố kỳ ảo như thế cho thấy niềm tin tâm linh, niềm tin về cái thiện, tinh thần nhân văn của con người Việt Nam.

Những yếu tố kỳ ảo hay nhân vật có những nét tính cách đặc trưng còn liên kết với cái kết có hậu. Không chỉ là người hiền gặp hiền, mà cả kẻ ác sẽ gặp cái ác. Ta có thể thấy điều này qua truyện Tấm Cám và truyện Thạch Sanh. Mẹ con Cám cuối cùng có kết cục như thế nào, mẹ con Lý Thông có kết cục như thế nào, hẳn ai cũng đã rõ. Cái kết có hậu hay cái kết mang tính nhân quả không chỉ giáo dục con người ta mà còn cho thấy văn hóa người Việt, tin tưởng vào nghiệp, tin tưởng vào nhân quả. Đó có thể là sự ảnh hưởng của Phật giáo vào đời sống người Việt. Nói cách khác, người ta có thể nhìn thấy văn hóa Việt Nam thông qua truyện cổ tích. Văn hóa, đời sống người Việt cũng còn được thể hiện qua những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các nhân vật trong truyện. Đó là đốn tre để làm đũa trong truyện Cây tre trăm đốt. Đó là cô Tấm trèo lên cây cau, hay Sọ Dừa học hành để thi khoa cử rồi đỗ thành trạng nguyên. Tất cả những điều đó tạo nên một “hệ sinh thái” rất Việt Nam. Truyện cổ tích như vậy đã lưu giữ mạch nguồn của người Việt. Chính những điều về văn hóa đó đã khiến tôi yêu truyện cổ tích vô cùng.

Mỗi người sẽ có những quan điểm riêng. Có người có thể sẽ không thích truyện cổ tích vì cho rằng nó đã cũ, vì cho rằng các nhân vật chia rõ ràng trắng – đen, thiện – ác quá. Nhưng với tôi, chính những điều đó lại cho tôi thích đọc truyện cổ tích vô cùng. Vì khi ấy, tôi học được những bài học làm người và được gặp lại ông cha của mình – cội nguồn văn hóa dân tộc.

 

Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện như Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, v.v... được bà và mẹ kể cho mỗi tối trước khi đi ngủ. Những câu chuyện ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Ở lứa tuổi của tôi, cũng giống như các bạn, tôi cũng thích truyện tranh, hoạt hình,... nhưng truyện cổ tích vẫn là mạch nguồn dân tộc và có vị trí riêng trong trái tim tôi.

          Tôi đã gắn liền tâm hồn mình với ca dao, cổ tích. Vì vậy, để trả lời câu hỏi có thích đọc truyện cổ tích không, câu trả lời chắc chắn là có. Nhân vật thiện hay ác, tôi đều thích. Tôi thích cả những yếu tố có phần như hoang đường kỳ ảo, thích cả cái kết có hậu.

          Sẽ rất nhiều người nói rằng truyện cổ tích không hay vì các nhân vật trong truyện cổ tích phân rõ chính – tà, trắng – đen, mà con người ai cũng có cả xấu lẫn tốt. Nhưng với tôi, sự phân chia rõ ràng các tính chất cho từng nhân vật lại giúp ta dễ dàng nhận biết hơn. Những nhân vật cũng từ đó mà trở thành biểu tượng cho thiện lương hay ác độc. Lý Thông đã thành đại diện cho cái xấu. Còn Thạch Sanh đã thành đại diện cho cái tốt. Mẹ con Cám đã trở thành đại diện cho cái xấu. Còn cô Tấm lại là đại diện cho sự tốt đẹp, cho sự hiền dịu, chăm chỉ. Việc phân chia rõ ràng hai tuyến nhân vật để ta thấy rõ từng kiểu tính cách con người, đồng thời cũng là cách để giáo dục con người hướng thiện.

          Tôi còn thích truyện cổ tích vì nó phản ánh mong ước của nhân dân Việt Nam về kết thúc có hậu, về cái người ta vẫn gọi là Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được Phật, tiên độ trì. Mỗi khi nhân vật chính diện gặp phải tai họa, gặp phải những thách thức, khó khăn tưởng như không cách nào hóa giải được, thì khi ấy những thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện cứu giúp. Nói cách khác, đó là khi yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích bắt đầu xuất hiện. Yếu tố kỳ ảo đó có thể là ông Bụt giúp cô Tấm đi trẩy hội, giúp anh nông dân có được cây tre trăm đốt mà hẳn ai trong chúng ta cũng đã quen với câu nói của Bụt: “Làm sao con khóc?!”. Đó cũng có thể là những chi tiết như Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai vào một gia đình, mà sau này người con ấy có tên là Thạch Sanh. Đó cũng có thể là chuyện Sọ Dừa hàng ngày lăn lóc mà lại có thể hóa thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, có sẵn các sính lễ để cưới con gái phú ông. Những yếu tố kỳ ảo như thế cho thấy niềm tin tâm linh, niềm tin về cái thiện, tinh thần nhân văn của con người Việt Nam.

          Những yếu tố kỳ ảo hay nhân vật có những nét tính cách đặc trưng còn liên kết với cái kết có hậu. Không chỉ là người hiền gặp hiền, mà cả kẻ ác sẽ gặp cái ác. Ta có thể thấy điều này qua truyện Tấm Cám và truyện Thạch Sanh. Mẹ con Cám cuối cùng có kết cục như thế nào, mẹ con Lý Thông có kết cục như thế nào, hẳn ai cũng đã rõ. Cái kết có hậu hay cái kết mang tính nhân quả không chỉ giáo dục con người ta mà còn cho thấy văn hóa người Việt, tin tưởng vào nghiệp, tin tưởng vào nhân quả. Đó có thể là sự ảnh hưởng của Phật giáo vào đời sống người Việt. Nói cách khác, người ta có thể nhìn thấy văn hóa Việt Nam thông qua truyện cổ tích. Văn hóa, đời sống người Việt cũng còn được thể hiện qua những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các nhân vật trong truyện. Đó là đốn tre để làm đũa trong truyện Cây tre trăm đốt. Đó là cô Tấm trèo lên cây cau, hay Sọ Dừa học hành để thi khoa cử rồi đỗ thành trạng nguyên. Tất cả những điều đó tạo nên một “hệ sinh thái” rất Việt Nam. Truyện cổ tích như vậy đã lưu giữ mạch nguồn của người Việt. Chính những điều về văn hóa đó đã khiến tôi yêu truyện cổ tích vô cùng.

          Mỗi người sẽ có những quan điểm riêng. Có người có thể sẽ không thích truyện cổ tích vì cho rằng nó đã cũ, vì cho rằng các nhân vật chia rõ ràng trắng – đen, thiện – ác quá. Nhưng với tôi, chính những điều đó lại cho tôi thích đọc truyện cổ tích vô cùng. Vì khi ấy, tôi học được những bài học làm người và được gặp lại ông cha của mình – cội nguồn văn hóa dân tộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá