Khi đọc truyện đồng thoại, em cần chú ý những gì

1.1 K

Với giải Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong Bài học đường đời đầu tiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài học đường đời đầu tiên

Câu 5 (trang 4 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 2): Khi đọc truyện đồng thoại, em cần chú ý những gì?

Hãy dẫn ra các ví dụ cụ thể khi đọc văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) của Tô Hoài để chứng minh đây là một truyện đồng thoại tiêu biểu.

Trả lời:

- Khi đọc truyện đồng thoại, việc đầu tiên là phải thấy được những sự kiện được kể, nhất là những sự kiện chính. Kế đó, cần phải chỉ ra được những nhân vật là các loài vật đã được nhà văn miêu tả, trong số đó, nhân vật nổi bật nhất, xuất hiện xuyên suốt câu chuyện sẽ là nhân vật chính. Tiếp theo, cần đi sâu tìm hiểu hình dạng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các con vật được thể hiện trong truyện, xem chúng vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ nào, từ đó, phát hiện bài học mà truyện muốn thể hiện. Cuối cùng, cần liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em.

- Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) của Tô Hoài, các con vật đều có suy nghĩ, hành động, trang phục, ngôn ngữ như con người (tức là tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá). Ví dụ: các chi tiết miêu tả ngôn ngữ và hành động của Dế Mèn như quát mấy chị Cào Cào; ghẹo anh Gọng ; hếch răng lên, xì một hơi rõ dài, bộ điệu khinh khỉnh; lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngữ, bụng nghĩ thú vị; hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than; đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên...

Đánh giá

0

0 đánh giá