20 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4 (Cánh diều 2024) có đáp án: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Câu 1. Pixel là:

A. Là phần tử nhỏ nhất của mỗi bức ảnh.

B. Là phần tử lớn nhất của mỗi bức ảnh.

C. Là một mảnh ghép của bức ảnh.

D. Là một bức ảnh.

Đáp án đúng là: A

Pixel là phần tử nhỏ nhất của mỗi bức hình. Mỗi pixel là một ô vuông chỉ chứa đúng 1 màu duy nhất.

Câu 2. Một bức ảnh có thông tin kích thước “Dimensions: 1600 ×1200”, vậy bức ảnh có số điểm ảnh là:

A. 1600

B. 1 920 000

C. 1200

D. 2800

Đáp án đúng là: B

Số điểm ảnh là tích của chiều ngang và chiều cao: 1600 × 1200 =1 920 000

Câu 3. Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng:

A. Chiều ngang của ảnh.

B. Chiều cao của ảnh.

C. Cặp hai số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc.

D. Tích chiều ngang và chiều cao của ảnh.

Đáp án đúng là: C

Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng cặp hai số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc.

Câu 4. Một bức ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị  “vỡ” ảnh là do:

A. Ảnh có độ phân giải thấp.

B. Ảnh có độ phân giải cao.

C. Ảnh có nhiều điểm ảnh.

D. Ảnh có nhiều pixel.

Đáp án đúng là: A

Số điểm ảnh thấp thì ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị  “vỡ” ảnh.

Câu 5. Hệ màu RGB có số lượng màu là:

A. 255

B. 256

C. 257

D. 16 777 216

Đáp án đúng là: D

Với mỗi bộ 3 số R,G,B nguyên trong khoảng [0, 255] sẽ cho ra một màu khác nhau. Do có 256 cách chọn R, 256 cách chọn màu G, 256 cách chọn B => tổng số màu có thể tạo ra bằng hệ màu RGB là: 28 × 28 × 28 = 16 777 216

Câu 6. Trong hệ màu RGB giá trị cường độ của mỗi màu biến thiên từ:

A. 0 đến 256

B. 0 đến 255

C. 0 đến 257

D. 0 đến 258

Đáp án đúng là: B

Hệ màu RGB dành 1 byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp, vì vậy giá trị cường độ của mỗi màu biến thiên từ: 0 đến 255.

Câu 7. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Màu khác nhau thì mã nhị phân khác nhau.

B. Hệ màu RGB dành 1 byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp.

C. Số điểm ảnh thấp thì ảnh khi phóng to quá mức so với kích ban đầu bị  “vỡ” ảnh.

D. Pixel là phần tử lớn nhất của mỗi bức hình.

Đáp án đúng là: D

Pixel là phần tử nhỏ nhất của mỗi bức hình. Mỗi pixel là một ô vuông chỉ chứa đúng 1 màu duy nhất.

Câu 8. Đồ thị biểu diễn sóng âm thanh có dạng:

A. Là một đường cong không liên tục, lên xuống nhấp nhô.

B. Là một đường thẳng.

C. Là một đường cong liên tục, lên xuống nhấp nhô.

D. Là một đường tròn.

Đáp án đúng là: C

Đồ thị biểu diễn sóng âm có dạng là một đường cong liên tục, lên xuống nhấp nhô.

Câu 9. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về biên độ sóng âm?

A. Biên độ sóng âm không đổi, là một đoạn thẳng nằm ngang trên đồ thị.

B. Biên độ sóng âm thay đổi.

C. Biên độ sóng âm là một đường cong trên đồ thị.

D. Biên độ sóng âm là một đường lên xuống nhấp nhô.

Đáp án đúng là: A

Biên độ sóng âm không đổi, là một đoạn thẳng nằm ngang trên đồ thị.

Câu 10. Tốc độ lấy mẫu là:

A. Số mẫu lấy được trong một phút.

B. Số mẫu lấy được trong một giờ.

C. Số mẫu lấy được trong một giây.

D. Số mẫu lấy được trong một khoảng thời gian bất kì.

Đáp án đúng là: C

Tốc độ lấy mẫu là số mẫu lấy được trong một giây.

Câu 11. Dữ liệu âm thanh số là:

A. Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian.

B. Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc.

C. Số mẫu lấy được trong một giây.

D. Biên độ sóng âm.

Đáp án đúng là: A

Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian ta sẽ nhận được dãy bit là dữ liệu âm thanh số.

Câu 12. Lượng tử hóa là:

A. Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian.

B. Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc.

C. Số mẫu lấy được trong một giây.

D. Biên độ sóng âm.

Đáp án đúng là: B

Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc được gọi là lượng tử hóa.

Câu 13. Chọn khẳng định sai?

A. Độ sâu màu là độ dài dãy bit để rời rạc hóa màu.

B. Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng cặp hai số đếm điểm ảnh theo chiều ngang và theo chiều cao.

C. Số mẫu lấy được trong một giây gọi là tốc độ lấy mẫu.

D. Hệ màu RGB dành 8 byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp.

Đáp án đúng là: D

Hệ màu RGB dành một byte để thể hiện cường độ của mỗi màu trong tổ hợp.

Câu 14. RGB là tên viết tắt của ba màu:

A. Red, green, blue.

B. Red, green, black.

C. Red, white, blue.

D. Red, green, yelow.

Đáp án đúng là: A

RGB là tên viết tắt của ba màu: Red, green, blue.

Câu 15. Khi trộn màu Đỏ với màu Lam, ta có màu:

A. Tím

B. Vàng

C. Lục

D. Lam

Đáp án đúng là: A

Khi trộn màu Đỏ với màu Lam, ta có màu tím

Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

1. Số hóa hình ảnh

a) Rời rạc hóa hình ảnh và các điểm ảnh

- Hình ảnh gồm nhiều phần tử ảnh là các ô vuông rất nhỏ, xếp lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

- Một phần tử ảnh là một ô vuông, thuật ngữ tin học là pixel, còn gọi là điểm ảnh.

Điểm ảnh và độ phân giải

- Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng cặp hai số đếm điểm ảnh theo chiều ngang và chiều cao. Tích hai số này là tổng số điểm ảnh làm nên hình ảnh.

- Cùng kích thước, số điểm ảnh càng cao thì ảnh càng mịn, số điểm ảnh càng thấp thì ảnh càng thô.

- Khi phóng to ảnh quá mức so với kích thước ban đầu của nó, nhất là ảnh có độ phân giải thấp, sẽ xảy ra hiện tượng “vỡ” ảnh.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh (ảnh 1)

Hình 4.1: Các pixel tạo thành một bức ảnh

- Mở thư mục và trỏ chuột vào tệp ảnh, sẽ hiển thị kích thước của nó theo số điểm ảnh, tính theo chiều ngang và cao ảnh.

Ví dụ: Một ảnh chụp toàn bộ máy tính bằng phím Print Screen có thông tin kích thước “D:1920×1080;723K”, nghĩa là ảnh có 2 073 600 điểm ảnh.

b) Hệ màu và rời rạc hóa màu

Hệ màu RGB

Hệ màu RGB gồm R là Red (màu đỏ), D là Green (màu xanh lục), B là Blue (màu xanh lam)

- Hệ màu RGB dành một byte để thể hiện cường độ của mỗi màu tổng hợp, cường độ của mỗi màu biến thiên từ 0 đến 255.

- Một bộ ba byte sẽ thể hiện một cách tổ hợp ba màu cơ sở để nhận được một màu sắc cuj thể.

- Hệ màu có số lượng màu là 8 × 28 × 28 = 224 = 16777216.

c) Số hóa hình ảnh

- Mỗi điểm ảnh là một ô vuông đồng màu, sau khi rời rạc hình ảnh, sắp xếp mã nhị phân màu của điểm ảnh nối tiếp từ trái sang phải, trên xuống dưới, nhận được dãy bit biểu diễn ảnh số.

2. Số hóa âm thanh

a) Tín hiệu âm thanh

- Tai người nghe âm thanh là sóng âm truyền qua môi trường làm rung màng nhĩ.

- Đồ thị biểu diễn sóng âm có dạng đường cong liên tục, lên xuống.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh (ảnh 2)

Hình 4.2: Sóng âm thanh

b) Lấy mẫu tín hiệu âm thanh theo thời gian

- Đồ thị liên tục dạng hình sóng thể hiện những biến đổi này theo thời gian.

- Rời rạc hóa đồ thị liên tục dạng hình sóng thành nhiều mẫu rất ngắn nối tiếp nhau theo trục thời gian (trục hoành).

- Việc lấy mẫu được thực hiện theo những khoảng thời gian cách đều. Số mẫu lấy được trong một giây gọi là tốc độ lấy mẫu, đo bằng hertZ hoặc mẫu/giây.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh (ảnh 3)

Hình 4.3: Sóng âm thanh và lấy mẫu theo thời gian

c) Lượng tử hóa

- Quá trình chuyển đổi giá trị mẫu liên tục thành các giá trị rời rạc được gọi à lượng tử hóa.

- Có nhiều kĩ thuật lượng tử hóa, trong đó có thể chia giải biên độ tín hiệu thành khoảng cố định bằng nhau và được gán một con số được gọi là số hiệu khoảng.

d) Biểu diễn nhị phân

- Biểu diễn số hiệu khoảng thành số nhị phân, xếp các dãy bit liên tục theo thời gian, ta sẽ nhận được dãy bit là dữ liệu âm thanh số.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 3: Số hóa văn bản

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Tạo văn bản tô màu và ghép ảnh

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 3: Tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha

Đánh giá

0

0 đánh giá