Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.
Tin học lớp 10 Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình
Phần 1. Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình
1. Mô tả nhóm nghề thiết kế và lập trình
a) Vài nét sơ lược về phát triển phần mềm
Phát triển phần mềm gồm những công đoạn chính sau:
- Phân tích hệ thống: phân tích nhu cầu cộng động cần phục vụ; xác định vai trò của phần mềm; xác định đầu vào và đầu ra của phần mềm cần xây dựng.
- Thiết kế phần mềm: chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
- Lập trình: chuyển mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện trên máy tính.
- Kiểm thử phần mềm: thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm trước khi đến tay người sử dụng.
Hai loại tình huống điển hình cần thiết phải có nguồn nhân lực phát triển phần mềm:
- Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất hay kinh doanh, vậy xuất hiện yêu cầu phát triển phần mềm.
- Công nghệ phát triển và thay đổi làm cho các tổ chức, doanh nghiệp phải cập nhập theo xu hướng mới để tồn tại và phát triển.
b) Thiết kế và lập trình các sản phẩm phần mềm
Phát triển phần mềm ứng dụng web
- Lập trình ứng dụng web đã trở thành lĩnh vực sôi động và có tốc độ phát triển nhanh.
- Các ứng dụng web được triển khai trên nhiều lĩnh vực: chính phủ điện tử; quản trị doanh nghiệp điện tử; thanh toán điện tử; giải trí điện tử, y tế điện tử, mạng xã hội, …
Phát triển thương mại điện tử
- Thương mại điện tử, nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của không chỉ doanh nghiệp mà cả nhóm nhỏ lẻ, cá nhân.
- Chất lượng ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh là yếu tố quyết định giá trị cạnh tranh.
Thiết kế và lập trình trò chơi
- Lập trình trò chơi hay còn gọi là lập trình game.
- Ở nước ta, nhiều doanh nghiệp đã lập ra studio riêng nhằm phát triển game thuần Việt, kéo theo tăng trưởng về nhân lực ở nhiều khâu như: thiết kế đồ họa, lập trình game,…
2. Đặc điểm lao động, yêu cầu đối với nhóm thiết kế và lập trình
Người theo thiết kế và lập trình có những đặc điểm:
- Kiên trì, đam mê: Người theo nhóm nghề này cần thực hành và trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp phát triển được kĩ năng. Đam mê với công nghệ có thể bắt kịp xu thế mới, cập nhập công nghệ tiên tiến.
- Tư duy logic và chính xác: Là công việc đòi hỏi mô tả có tính logic, chính xác và đầy đủ để có được sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng.
- Khả năng tự học, sáng tạo: Người thiết kế và lập trình luôn tự học, chủ động cập nhập kiến thức và kĩ năng mới. Tính chất công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo.
- Khả năng đọc hiểu tiếng Anh: Đảm bảo công việc, nghề thiết kế và lập trình đòi hỏi người thiết kế và lập trình cần đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành.
3. Đào tạo và việc làm
a) Các công ty phần mềm
- Bên cạnh các công ty lớn và nổi tiếng sản xuất các phần mềm thương mại, các công ty nhỏ hơn sản xuất phần mềm phục vụ cho các công ty và doanh nghiệp khác.
- Có những công ty cung cấp sản phẩm đa dạng nhưng cũng nhiều công ty chuyên làm phần mềm phục vụ 1 lĩnh vực nào đó như lĩnh vực ngân hàng – tài chính, viễn thông, quản trị kinh doanh, …
b) Các cơ quan Nhà nước
- Hệ thống phần mềm quản lí hành chính cho các cấp chính quyền của mọi quốc gia đều có vai trò quan trọng, phần mềm thực hiện chính quyền điện tử rất được quốc gia coi trọng và đầu tư.
- Các hệ thống này đòi hỏi nhiều nhân lực thiết kế, phát triển, vận hành và bảo trì.
- Các nhà thiết kế và lập trình viên có cơ hội lớn làm việc ở nhiều vị trí trong các cấp chính quyền và cấp bộ ngành, chính phủ.
c) Các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng
- Hệ thống tài chính là một hệ thống tất yếu, phức tạp, hằng ngày phân tích, thống kê khối lượng dữ liệu lớn.
- Tính tự động hóa của công việc này tạo nên áp lực cao nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình.
Phần 2. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình
Câu 1. Người theo nghành thiết kế và lập trình có những đặc điểm:
A. Kiên trì, đam mê.
B. Tư duy logic và chính xác.
C. Khả năng tự học, sáng tạo, khả năng đọc hiểu tiếng anh.
D. Tất cả những đặc điểm trên.
Đáp án đúng là: D
Người theo nghành thiết kế và lập trình có những đặc điểm:
- Kiên trì, đam mê.
- Tư duy logic và chính xác.
- Khả năng tự học, sáng tạo, khả năng đọc hiểu tiếng anh.
Câu 2. Sinh viên nghành công nghệ thông tin có thể làm việc ở các vị trí:
A. Lập trình viên.
B. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về công nghệ công tin.
C. Kiểm thử viên phần mềm.
D. Tất cả các vị trí trên.
Đáp án đúng là: D
Sinh viên nghành công nghệ thông tin có thể làm việc ở các vị trí:
- Lập trình viên.
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về công nghệ công tin.
-Kiểm thử viên phần mềm.
Câu 3. Công đoạn thiết kế phần mềm là:
A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Đáp án đúng là: C
Công đoạn thiết kế phần mềm là: Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
Câu 4. Công đoạn “phân tích hệ thống” là:
A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Đáp án đúng là: A
Công đoạn phân tích hệ thống là: Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
Câu 5. Công đoạn “lập trình” là:
A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Đáp án đúng là: B
Công đoạn lập trình là: Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
Câu 6. Nghề thiết kế lập trình được giới trẻ yêu thích vì:
A. Lướt web không tốn tiền.
B. Không cần khả năng cao.
C. Không cần sáng tạo.
D. Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao.
Đáp án đúng là: D
Nghề thiết kế lập trình được giới trẻ yêu thích vì: Môi trường làm việc chuyên nghiệp, có thể đam mê sáng tạo những sản phẩm phần mềm, công cụ phục vụ đời sống hiện đại và được thử thách mình trong thế giới thực và ảo của máy tính và mạng Internet. Chỉ cần vận dụng kiến thức được đào tạo, với khả năng sáng tạo, cần cù, nhiều bạn trẻ tốt nghiệp dễ dàng tìm được việc làm tốt và phù hợp, thu nhập cao.
Câu 7. Định hướng nghề dựa trên:
A. Khả năng, sở thích, nguyện vọng của bản thân kết hợp với đặc điểm nghành nghề.
B. Mức lương của nghành nghề.
C. Nguyện vọng của gia đình.
D. Theo số đông bạn bè.
Đáp án đúng là: A
Định hướng nghề dựa trên: Khả năng, sở thích, nguyện vọng của bản thân kết hợp với đặc điểm nghành nghề.
Câu 8. Nhóm nghề thiết kế và lập trình sẽ làm ở đâu?
A. Khối doanh nghiệp tư nhân.
B. Khối cơ quan nhà nước.
C. Làm cho các công ty chuyên về IT.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án đúng là: D
Nhóm nghề thiết kế và lập trình có rất nhiều lựa chọn, có thể làm việc cho bất kì cơ nào nào thuộc khối cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân hoặc làm cho các công ty chuyên về IT.
Câu 9. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ.
B. Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính nghiệp vụ cao. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình.
C. Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ, vì vậy phải học tập không ngừng.
D. Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình chỉ có thể làm ở cơ quan tư nhân.
Đáp án đúng là: D
Nhóm nghề thiết kế và lập trình có rất nhiều lựa chọn, có thể làm việc cho bất kì cơ nào nào thuộc khối cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân hoặc làm cho các công ty chuyên về IT.
Câu 10. Những trường đại học nào có khoa công nghệ thông tin:
A. Đại học bách khoa Hà Nội.
B. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đại học khoa học tự nhiên.
D. Tất cả cá trường đại học trên.
Đáp án đúng là: D
Hầu hết các trương đại học đều có khoa công nghệ thông tin, nhất là các trường đại học lớn.
Câu 11. Công đoạn “kiểm thử phần mềm” là:
A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Đáp án đúng là: D
Công kiểm thử phần mềm là: Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
Câu 12. Tình huống nào sau đây cần có nguồn nhân lực phát triển phần mềm?
A. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất hay kinh doanh.
B. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn có thêm nguồn nhân lực.
C. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường kinh doanh.
D. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn đầu tư thêm máy móc thiết bị để sản xuất.
Đáp án đúng là: A
Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất hay kinh doanh, do vậy xuất hiện yêu cầu phát triển phần mềm.
Câu 13. Để trở thành một lập trình viên, em cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng gì?
A. Biết cách tự học.
B. Học tiếng Anh chuyên ngành.
C. Học và nâng cao kĩ thuật chuyên môn.
D.Tất cả các kiến thức, kĩ năng trên.
Đáp án đúng là: D
Để trở thành một lập trình viên, em cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách tự học.
- Học tiếng Anh chuyên ngành.
- Học và nâng cao kĩ thuật chuyên môn
Câu 14. Đặc điểm lao động của nhóm nghề thiết kế và lập trình:
A. Người lao động có nhiều lựa chọn việc làm.
B. Người lao động có thể làm việc với máy tính, tại văn phòng công ty hoặc làm việc độc lập tại nhà.
C. Cả A và B
D. Người lao động không cần phải biết tiếng anh.
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm lao động của nhóm nghề thiết kế và lập trình:
- Người lao động có nhiều lựa chọn việc làm.
- Người lao động có thể làm việc với máy tính, tại văn phòng công ty hoặc làm việc độc lập tại nhà.
Câu 15. Theo em nghề thiết kế và lập trình trò chơi là:
A. Lập trình các trò chơi hay còn gọi là lập trình games.
B. Thiết kế những phần mềm quản lí cho doanh nghiệp.
C. Lập trình những ứng dụng giáo dục trực tuyến.
D. Giáo viên dạy Tin Học.
Đáp án đúng là: A
Nghề thiết kế và lập trình trò chơi là: Lập trình các trò chơi hay còn gọi là lập trình games.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính
Lý thuyết Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình
Lý thuyết Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng
Lý thuyết Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân