Lý thuyết Tin học 10 Bài 2 (Cánh diều 2024): Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân

1.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.

Tin học lớp 10 Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân

Bài 1. Chuyển đổi biểu diễn số ở hệ thập phân sang hệ nhị phân

Chuyên số 44 ở hệ thập phân thành số ở hệ nhị phân bằng cách thực hiện theo hướng dẫn từng bước trong bảng sau:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân (ảnh 1)

Hướng dẫn:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân (ảnh 2)

Bài 2. Cộng và nhân hai số nhị phân

Thực hiện phép cộng và phép nhân hai số nhị phân bằng cách tạo bảng theo mẫu bên làm ít nhất 3 bảng.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân (ảnh 3)

Ghi chú: Ở cột 2, hàng 1 và hàng 2 là các số nhị phân tùy chọn, tương ứng với x và y (mỗi số có độ dài không ít hơn 3 bit).

Trong bảng em vừa tạo ra, hãy tính rồi điền vào hàng 3 và hàng 4 kết quả tương ứng với phép cộng và phép nhân.

Hướng dẫn:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân (ảnh 4)

Bài 3. Tính số bù của một số nhị phân

a) Cho số nhị phân x. Kết quả của phép toán NOT x kí hiệu là Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân  là số bù 1 của x. Em hãy viết số bù 1 của số 44 ở hệ nhị phân.

b) Cho số nhị phân x Kết quả của phép toán Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân  gọi là số bù 2 của x. Em hãy viết số bù 2 của số 44 ở hệ nhị phân.

Hướng dẫn:

a) 44 = 101100

Một số bù 1 có thể có được do đảo tất cả các bit có trong số nhị phân (đổi 1 thành 0 và ngược lại). Vậy số bù 1 của 44 là 010011

b) Thực chất, số biểu diễn ở dạng bù 2 là số biểu diễn ở bù 1 rồi sau đó cộng thêm 1. Vậy số bù 2 của 44 là

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân (ảnh 5)

Bài 4. Khám phá ý nghĩa của số bù của một số nhị phân

Em hãy thực hiện phép cộng số nhị phân x có giá trị thập phân là 44 với số bù 2 của x và cho biết kết quả nếu quy ước độ dài dãy bit biểu diễn số nguyên trong máy là 1 byte.

Chú ý: Với quy ước độ dài dãy bit biểu diễn số nguyên cố định trước, kết quả phép cộng x với số bù 2 của x luôn bằng 0. Số bù 2 của x cũng là số đối của x. Trong máy tính, để biểu diễn số nguyên âm, người ta không viết thêm dấu trừ mà dùng cách chuyển số nguyên nhị phân thành số bù 2.

Hướng dẫn:

Số 44 trong hệ thập phân có giá trị trong hệ nhị phân là 101100, số bù 2 của 44 có giá trị trong hệ nhị phân là 010100.

Nếu quy ước độ dài dãy bit biểu diễn số nguyên là 6, thì kết quả phép cộng x với số bù 2 của x như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân (ảnh 6)

Từ đó ta có nhận xét:

Kết quả phép cộng x với số bù 2 của x luôn bằng 0. Để biểu diễn số nguyên âm, người ta không viết thêm dấu trừ mà sử dụng phương pháp bù 2, bit cực trái là bit dấu với quy ước: nếu bit dấu là 0 thì số là số dương, còn nếu nó là 1 thì số là số âm. Ở bài này bit dấu là 1 nên là số âm.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng

Lý thuyết Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân

Lý thuyết Bài 3: Số hóa văn bản

Lý thuyết Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh

Lý thuyết Bài 1: Tạo văn bản tô màu và ghép ảnh

Lý thuyết Bài 2: Một số kĩ thuật thiết kế sử dụng vùng chọn, đường dẫn và các lớp ảnh

Đánh giá

0

0 đánh giá