Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
Câu 1. Câu lệnh gán trong Python là:
A. Biến=<Biểu thức>
B. Biến:=<Biểu thức>
C. Biến==<Biểu thức>
D. <biểu thức>=Biến
Đáp án đúng là: A
Phép gán trong Python được viết:
Biến =<Biểu thức>
Câu 2. Phép gán nào sau đây là đúng ?
A. x==3
B. x:=3
C. x=3
D. x:3
Đáp án đúng là: C
Vì phép gán trong Python được viết:
Biến=<Biểu thức>
Câu 3. Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là:
A. %
B. //
C. /
D. div
Đáp án đúng là: B
Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là: //
Câu 4. Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là:
A. %
B. //
C. /
D. mod
Đáp án đúng là: A
Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là: %
Câu 5. Phép lũy thừa 24 trong Python viết là:
A. 2**4
B. 2****4
C. 2*4
C. 2***4
Đáp án đúng là: A
Kí hiệu phép lũy thừa trong Python viết là: **
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biến?
A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Biến là đại lượng bất kì.
C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Đáp án đúng là: A
Theo khái niệm về biến: Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Câu 7. Trong bài toán giải phương trình ax+b=0 có các biến là?
A. a, b
B. a, b, x
C. x
D. Không có biến.
Đáp án đúng là: B
Vì a, b, x là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Câu 8. Cho đoạn chương trình sau:
x=1
print(x)
Biến trong đoạn chương trình trên là:
A. 1
B. 1, x
C. x
D. Không có biến.
Đáp án đúng là: C
Vì giá trị của 1 được lưu trong biến x.
Câu 9. Cho đoạn chương trình sau:
y=10
print(y)
Giá trị của biến y trên màn hình là:
A. y
B. 0
C. 1
D. 10
Đáp án đúng là: D
Vì y được gán trí trị bằng 10.
Câu 10. Trong những biến sau, biến nào đặt sai quy tắc?
A. x y
C. xy
B. 12xy
D. Cả A và B
Đáp án đúng là: D
Đáp án A, B sai vì:
x y: chứa dấu cách
12xy: Bắt đầu bằng chữ số.
Câu 11. Biểu thức (x+y)2 chuyển sang Pytthon là:
A. (x**2+y**2)
B. (x+y)***2
C. (x+y)**2
D. (x+y)*2
Đáp án đúng là: C
Kí hiệu phép lũy thừa trong Python viết là: **
Câu 12. Cho đoạn chương trình sau:
x=6
y=2
print(x//y)
Trên màn hình xuất hiện giá trị:
A. 0
B. 3
C. 2
D. 6
Đáp án đúng là: B
Vì x=6, y=2 nên 6//2=3 (phép chia lấy phần nguyên)
Câu 13. Cho đoạn chương trình sau:
x=6
y=2
print(x%y)
Trên màn hình xuất hiện giá trị:
A. 0
B. 3
C. 2
D. 6
Đáp án đúng là: A
Vì x=6, y=2 nên 6%2=0 (phép chia lấy phần dư)
Câu 14. Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo quy tắc nào?
A. Không trùng từ khóa của Python.
B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
C. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D
Trong Python, các biến đều phải đặt tên theo các quy tắc sau:
- Không trùng từ khóa của Python.
- Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
- Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
Câu 15. Biểu thức( xy+x):(x-y) chuyển sang Python là:
A. (xy+x)/(x-y)
B. (x*y+x)//(x-y)
C. (x*y+x)/(x-y)
D. (x*y+x)/x-y
Đáp án đúng là: C
Áp dụng quy tắc : Không được bỏ qua dấu nhân (*), phép chia kí hiệu là dấu /
Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
1. Biến và phép gán
a) Biến trong chương trình
- Dù lập trình bằng ngôn ngữ nào thì cần phải biết sử dụng biến để lưu trữ dữ liệu cần thiết cho chương trình.
- Biến là tên một vùng nhớ, trong chương trình giá trị của biến có thể thay đổi.
Hình 2.1: Một chương trình Python
Lưu ý: Trong Python các biến đều phải được đặt tên theo một số quy tắc.
- Không trùng với từ khóa.
- Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
- Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
Hình 2.2: Một số từ khóa thường dùng trong Python
Ví dụ 1: n, delta, x1, Ab, _t12, Trường_sa là những tên biến đúng.
b) Phép gán trong chương trình
- Câu lệnh gán giá trị số học cho một biến là câu lệnh phổ biến nhất trong ngôn ngữ lập trình, có dạng như sau:
Biến = <Biểu thức>
Phép gán được thực hiện như sau:
Bước 1: Tính giá trị biểu thức ở vế phải.
Bước 2: Gán kết quả tính được cho biến ở vế trái.
Bảng 1: Kí hiệu các phép toán số học trong Python
Ví dụ 2: Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số học.
Lưu ý:
- Trước và sau mỗi tên biến, mỗi số hoặc dấu phép tính có thể có số lượng tùy ý các dấu cách.
- Trong biểu thức chỉ sử dụng các cặp ngoặc tròn để xác định thứ tự thực hiện các phép tính.
2. Soạn thảo chương trình
- Cửa sổ Shell của Python cho ta gõ và thực hiện ngay từng câu lệnh vừa đưa vào, nhưng không cho lưu lại câu lệnh đã soạn thảo để thực hiện.
Hình 2.3: Các bước soạn thảo và thực hiện chương trình Python
- Ở cửa sổ Code, ta có thể soạn thảo và lưu, chạy chương trình ta còn có thể chỉnh sửa chương trình.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ và lập trình bậc cao
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 8: Câu lệnh lặp