Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 trang 84, 85, 86, 87 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Câu 1: Nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược nước ta là
A. Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, nếu chiếm được thì sẽ dễ bề khống chế Trung Quốc.
B. Việt Nam có vị trí chiếm lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản và công nhân rẻ.
C. Triều đình Huế đứng về phía Tây Ban Nha, chống lại những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương.
D. Pháp muốn ngăn chặn việc triều đình Huế đứng về phía Trung Quốc, chống lại Pháp.
Trả lời:
Nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược nước ta là Việt Nam có vị trí chiếm lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản và công nhân rẻ.
Chọn: B
Câu 2: Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là
A. Bảo vệ đạo Gia tô.
B. Mở rộng thị trường buôn bán
C. “khai hoá văn minh” cho nhân dân An Nam
D. Nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trê Biển Đông.
Trả lời:
Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là bảo vệ đạo Gia tô.
Chọn: A
Câu 3: Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là
A. Biến Đà Nẵng thành căn cứ quân sự để từng bước đánh chiến Lào và Campuchia.
B. Chia đất nước ta thanh hai miền để dễ bề mở rộng đánh chiến cả nước.
C. Tạo bàn đạp để chuẩn bị tấn công Trung Quốc.
D. Tạo bàn đạp để đánh Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Trả lời:
Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là tạo bàn đạp để đánh Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Chọn: D
Câu 4: Chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là
A. Nguyễn Trung Trực
B. Nguyễn Tri Phương
C. Phan Thanh Giản
D. Trương Định
Trả lời:
Chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là Nguyễn Tri Phương.
Chọn: B
Câu 5: Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công
A. Huế
B. Hà Nội
C. Hải Phòng
D. Gia Định
Trả lời:
Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công Gia Định.
Chọn: D
Câu 6: Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của nhân dân triều Đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã
A. Sơ tán khỏi gia định
B. Tự động nổi dậy đánh giặc
C. Tham ra cùng quân triều đình đánh giặc
D. Nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình
Trả lời:
Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của nhân dân triều Đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã tự động nổi dậy đánh giặc
Chọn: B
Câu 7: Tháng 7 - 1860, quân Pháp tại Gia Định ở trong tình thế
A. Chỉ có khoảng gần 1000 tên mà phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10km.
B. Chỉ có khoảng 100 tên, phải cố thủ trong thành Gia Định
C. Bị quân dân ta tấn công liên tiếp và phải rút chạy ra biển
D. Bị bao vây, tiêu diệt chỉ còn lại khoảng 100 tên và phải cố thủ trên các tàu chiến.
Trả lời:
Tháng 7 - 1860, quân Pháp tại Gia Định ở trong tình thế chỉ có khoảng gần 1000 tên mà phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10km.
Chọn: A
Câu 8: Nguyên nhân chính khiến triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất là
A. Lo sợ phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao sẽ ảnh hưởng đến uy tín của triều đình.
B. Pháp hứa sẽ định chiến và trao trả lại các tỉnh đã chiếm được cho triều đình Huế.
C. Muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp thống trị.
D. Muốn hạn chế sự hi sinh, mất mát cho nhân dân.
Trả lời:
Nguyên nhân chính khiến triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất là muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp thống trị.
Chọn: C
Câu 9: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ba tỉnh Miền Đông Nam Kì khi Pháp đánh chiếm Gia Định là
A. Khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân.
B. Khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định.
C. Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.
D. Khởi nghĩa Hồ Xuân Nghiệp, Phan Văn Trị.
Trả lời:
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ba tỉnh Miền Đông Nam Kì khi Pháp đánh chiếm Gia Định là khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định.
Chọn: B
☐ Trước khi chiếm được Đại đồn Chí Hoà, quân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
☐ Ngay khi thức dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh đã nổi lên phối hợp chặt chẽ với triều đình chống giặc.
☐ Trương Định là người không tuân theo lệnh triều đình hạ vũ khí mà cương quyết đứng về phía nhân dân chiến đấu chống Pháp.
☐ Giữa năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnh Vinh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
☐ Trong cuộc kháng chiến của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì chống Pháp, có người đã dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Hữu Huân, Phan Văn Trị.
Trả lời:
Đ Ngay khi thức dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh đã nổi lên phối hợp chặt chẽ với triều đình chống giặc.
Đ Trương Định là người không tuân theo lệnh triều đình hạ vũ khí mà cương quyết đứng về phía nhân dân chiến đấu chống Pháp.
Đ Giữa năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnh Vinh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.
Đ Trong cuộc kháng chiến của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì chống Pháp, có người đã dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Hữu Huân, Phan Văn Trị.
Câu sai là:
S Trước khi chiếm được Đại đồn Chí Hoà, quân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
Chiến trường |
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta |
Đà Nẵng |
|
Gia Định |
|
Ba tỉnh miền Đông Nam Kì |
|
Ba tỉnh miền Tây Nam kì |
|
Chiến trường |
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta |
Đà Nẵng |
- Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc. |
Gia Định |
- Năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ Đông (10 - 12 - 1861). => Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo. - Ngày 17 - 2 – 1859, Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực. |
Ba tỉnh miền Đông Nam Kì |
Nhân dân địa phương tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn. - Đêm 23 rạng sáng 24 - 2 - 1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hoả lực của địch. Đại đồn Chí Hoà thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long. |
Ba tỉnh miền Tây Nam kì |
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24 - 6 - 1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn. |
Trả lời:
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
- Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình Huế chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
Trả lời:
* Sai lầm của Triều đình:
Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định => Triều đình mắc nhiều sai lầm đáng tiếc.
- Không kiên quyết chống giặc
- Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công.
- Chủ trương cố thủ hơn là tấn công.
* Hậu quả:
- Sau khi cũng cố lực lượng, đêm 23 rạng 24 - 2 - 1861 quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào đại đồn Chí Hòa => đại đồn Chí Hòa thất thủ, các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long lần lượt rơi vào tay giặc.
- Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) nhượng cho pháp nhiều quyền lợi.
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình từ ngày 20 đến 24 - 6 - 1867 quân Pháp đã chiếm luôn các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn.