Giải vật lí 10 trang 85 Cánh diều

545

Với Giải vật lí lớp 10 trang 85 Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải vật lí 10 trang 85 Cánh diều

Tìm hiểu thêm trang 85 Vật Lí 10: Hộp số là thiết bị gồm các bánh răng truyền động có bán kính lớn, nhỏ khác nhau để chuyển số, giúp thay đổi mômen xoắn lên bánh xe, từ đó điều chỉnh tốc độ của xe máy.

- Số 1 tương ứng với tốc độ từ 0 – 10 km/h

- Số 2 tương ứng với tốc độ từ 10 – 20 km/h

- Số 3 tương ứng với tốc độ từ 20 – 40 km/h

- Số 4 tương ứng với tốc độ từ 40 km/h trở lên.

Số 1, 2 được coi là số thấp; số 3, 4 là số cao.

Hộp số là thiết bị gồm các bánh răng truyền động có bán kính lớn

Tìm hiểu thêm về hộp số và giải thích tại sao khi chuyển số thì thay đổi được lực phát động của động cơ?

Trả lời:

- Tìm hiểu thêm về hộp số:

+ Hộp số tự động của xe máy: gồm 3 phần chính là bộ puly sơ cấp, puly thứ cấp và dây curoa dẫn động.

Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động là khi động cơ hoạt động thì trục truyền động quay để thực hiện chu trình vận hành. Bộ phận puly sơ cấp được gắn vào trục quay truyền động cũng sẽ quay tròn, làm dây curoa chuyển động, rồi truyền một lực đẩy cho puly thứ cấp được gắn ở bánh xe sau làm việc.

Hộp số là thiết bị gồm các bánh răng truyền động có bán kính lớn

+ Hộp số xe máy chủ động: gồm có 3 bộ phận chính gồm trục chứa bánh răng được gắn tại động cơ xe. Ưu điểm là có thể lắp đặt được nhiều số, tuy nhiên, chúng không thể tự thực hiện thao tác đảo số theo vòng tròn.

Bộ phận trục chứa bánh răng này được nối với hệ truyền động của bánh xe sau. Khi hoạt động, bộ truyền động có thể thay đổi tỷ số quay. Trục vào số gồm một trục tròn được thiết kế các rãnh lỗ kỹ thuật và 2 tay gắp bánh răng. Nhờ chức năng làm việc của các rãnh kỹ thuật và tay gắp mà bánh răng di chuyển ngang trên trục của động cơ. Lúc này, trục bánh được đưa vào vị trí số tương thích.

Hộp số là thiết bị gồm các bánh răng truyền động có bán kính lớn

- Khi chuyển số thì thay đổi được lực phát động của động cơ vì:

+ Khi chuyển số tức là thay đổi tốc độ cho xe, 

+ Theo công thức P=F.v thì khi xe chạy với công suất không đổi, vận tốc thay đổi dẫn đến lực phát động F sẽ thay đổi.

Do vậy, khi xe đi số 1 và số 2 sẽ khỏe hơn và thường đi trong trường hợp xe bắt đầu đi, lên dốc, gập ghềnh,... còn số 3 và số 4 thường được sử dụng khi xe di chuyển trên những đoạn đường bằng phẳng.

Vận dụng 2 trang 85 Vật Lí 10: Vận dụng mối liên hệ công suất với lực và vận tốc (4) để đưa ra khuyến nghị cho người lái xe máy nên đi bằng số thấp hay số cao trong mỗi tình huống thực tế dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành động cơ:

- Xe máy bắt đầu di chuyển.

- Xe máy đi trên đường ngoài đô thị, có ít phương tiện đi lại.

- Xe máy lên dốc.

- Xe máy xuống dốc.

- Xe máy vào cua (chuyển hướng đột ngột).

- Xe máy đi trên đường trơn trượt.

- Xe máy đi trên đường có nhiều ổ gà.

Trả lời:

- Các tình huống người lái xe máy nên đi bằng số thấp:

+ Xe máy bắt đầu di chuyển.

+ Xe máy lên dốc.

+ Xe máy vào cua (chuyển hướng đột ngột).

+ Xe máy đi trên đường trơn trượt.

+ Xe máy đi trên đường có nhiều ổ gà. 

để tăng lực phát động và giảm tốc độ để di chuyển được an toàn.

Các tình huống người lái xe máy nên đi bằng số cao:

+ Xe máy đi trên đường ngoài đô thị, có ít phương tiện đi lại. 

+ Xe máy xuống dốc. 

để tăng tốc độ cho xe, giảm lực phát động, tránh hóc số và bảo vệ động cơ được bền hơn.

Xem thêm các bài giải Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải vật lí 10 trang 79

Giải vật lí 10 trang 80

Giải vật lí 10 trang 81

Giải vật lí 10 trang 82

Giải vật lí 10 trang 83

Giải vật lí 10 trang 84

Giải vật lí 10 trang 85

Đánh giá

0

0 đánh giá