Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10

6.4 K

Tài liệu soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân hay nhất

Video bài giảng Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân - Chân trời sáng tạo

Trước khi đọc

Câu 1 trang 137 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Vì sao như vậy?

Trả lời:

     Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên em nghĩ tới là những người không có chính kiến, không biết suy nghĩ, bị người khác đứng sâu giật dây, điều khiển và chỉ làm việc theo sự sắp xếp của người khác, thực chất trong tay không có quyền hạn hay hiểu biết gì.

Câu 2 trang 137 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Bạn đã có những hiểu biết gì về rối nước? Hãy nêu những điều bạn còn thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu thêm về loại hình nghệ thuật này

Trả lời:

     Em được biết múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian, các nghệ nhân sẽ ở phía sau cánh gà để điều khiển các con rối trên sân khấu và chúng đều được thả nổi trên mặt nước

     Em thắc mắc làm sao người nghệ nhân có thể điều khiển được con rối từ phía sau cánh gà.

Trong khi đọc

Câu 1 trang 137 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô.

Trả lời:

Các chức năng của phần sa-pô trong văn bản là:

- Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.

- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.

- Giải thích bài viết, chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này

- Nêu rõ hoàn cảnh, bài viết ra đời

- Thông báo bố cục, phát triển thông điệp cốt lõi của bài viết mà trong tít đã nhắc đến. Điều này rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.

Câu 2 trang 137 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?

Trả lời:

     Trò múa rối nước ở Việt Nam không có thời gian ra đời chính xác. Tương truyền, múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII.

Câu 3 trang 138 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước

Trả lời:

- Múa rối nước trước kia được biểu diễn trên thủy đình, dựng trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cùng mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,…

- Ngày nay, thủy đình được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái, sân khấu là hồ nhân tạo

Câu 4 trang 138 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?

Trả lời:

- Chế tác: những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh

- Điều khiển: người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối

Câu 5 trang 138 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc?

Trả lời:

     Việc bảo tồn, phát triển rối nước với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc đều có điểm chung là đang gặp khó khăn trong việc đến với khán giả vì hiện nay có rất nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời, du nhập từ nước ngoài như Kpop, hiphop,… hấp dẫn hơn, thu hút và bắt mắt hơn. Rõ ràng, đứng trong bối cảnh của xã hội hiện đại, múa rối nước không thể cạnh tranh với những bộ môn đó.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 139 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Tóm tắt những thông tin chính của văn bản

Trả lời:

     Văn bản nói về nghệ thuật múa rối nước cổ truyền với những thông tin chính sau:

- Múa rối nước được hình thành cách đây rất lâu, từ thế kỉ XI - XII

- Múa rối nước thường được biểu diễn trong hội làng, lễ Tết, sau này là các sân khấu, nhà hát

- Tạo hình và kĩ thuật biểu diễn của nghệ thuật múa rối nước, dù đã có sự thay đổi về không gian biểu diễn nhưng các nghệ nhân vẫn đang cố gắng truyền tải nét truyền thống tới khán giả

- Sự khác nhau về hai loại hình rối nước và rối cạn

- Múa rối nước trong bối cảnh xã hội hiện đại 4.0

Câu 2 trang 139 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Tìm trong văn bản những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt”

Trả lời:

     Những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt” là:

- Múa rối nước bắt đầu nảy mầm, len lỏi trong long các xóm làng chiêm trũng rồi lớn dần lên giữa những sinh hoạt nhỏ bé đời thường

- Theo thời gian, múa rối nước ngày càng trở nên phổ biến và hoàn thiện thông qua những đúc kết của nhiều thế hệ

- Nơi biểu diễn múa rối nước là nhà rối (thủy đình) với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,…

- Những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, được tao hình ngộ nghĩnh với màu sắc rực rỡ, tươi vui và dân dã

- Rối nước cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sáo và cả những tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai

Câu 3 trang 139 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Nêu đặc điểm của cách triển khai thông tin trong văn bản. Hãy phân tích mức độ thuyết phục của cách triển khai ấy.

Trả lời:

     Thông tin trong văn bản được triển khai theo từng yếu tố của nghệ thuật múa rối nước tạo thành một chuỗi liên tục giúp người đọc hiểu và nắm được thông tin về bộ môn nghệ thuật này, gồm các thông tin:

- Nguồn gốc

- Không gian và thời gian biểu diễn

- Tạo hình và kĩ thuật biểu diễn

- Các loại hình múa rối: múa rối nước và múa rối cạn

- Những khó khăn và thách thức của nghệ thuật múa rối nước trong bối cảnh xã hội 4.0 hiện đại

     Cách triển khai này giúp người đọc dễ dàng nhận biết và nắm được các thông tin của loại hình nghệ thuật múa rối nước, vừa rõ ràng vừa mạch lạc nên có sức thuyết phục cao đối với người đọc.

Câu 4 trang 139 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Nêu nhận xét về phần sa-pô của văn bản, từ đó rút ra cách viết sa-pô cho một văn bản thông tin nói chung.

Trả lời:

     Phần sa-pô của văn bản được viết thành một đoạn văn riêng biệt, trình bày ngay đầu tiên và khác phông chữ với văn bản, có nội dung tóm tắt lại những thông tin chính của nghệ thuật múa rối nước.

     Cách viết sa-pô đối với một văn bản thông tin nói chung là:

- Phần sa-pô phải được trình bày ở đầu văn bản

- Về nội dung, phần sa-pô phải bao quát và tóm tắt được nội dung của toàn văn bản

Câu 5 trang 139 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, bạn có thể nói điều gì?

Trả lời:

     Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, em có thể bổ sung những vở múa rối nước nổi tiếng như Bật cờ, Múa rồng, Em bé chăn trâu, Cày cấy, Cậu ếch, Bắt vịt, Đánh cá, Vinh quy bái tổ, Múa sư tử, Múa phượng, Lê Lợi trả gươm, Nhi đồng vui chơi, Đua thuyền,… và một số nhà hát múa rối hiện nay như Nhà hát múa rối Thăng Long, Nhà hát múa rối Trung ương, Nhà múa rối nước Rồng Vàng,…

Câu 6 trang 139 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Từ văn bản được học, hãy nêu cảm xúc, suy nghĩ của bạn về rối nước nói riêng và nghệ thuật cổ truyền của dân tộc nói chung.

Trả lời:

      Văn bản cho em những cảm nhận tốt đẹp và mới mẻ về múa rối nước. Em cảm nhận được múa rối nước là loại hình nghệ thuật cổ truyền và lâu đời của dân tộc ta, mang nhiều những nét đặc trưng và thể hiện văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, em cũng cảm thấy hơi buồn vì bộ môn này hiện nay không còn được chào đón như trước và đang gặp những khó khăn khi tiếp cận khán giả hiện đại, em mong mọi người và những nghệ nhân múa rối nước sẽ cố gắng bảo tồn và duy trì loại hình nghệ thuật đậm đà bản sắc này của Việt Nam.

Kết nối đọc - viết

Câu hỏi trang 139 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.

Trả lời:

     Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe về bộ môn múa rối nước, đây là loại hình nghệ thuật được xem là món quà kì diệu từ đồng ruộng của làng quê Việt Nam. Bộ môn này hình thành từ thời xa xửa xa xưa, gắn với nếp sống, nếp sinh hoạt và cách cảm cách nghĩ của con người Việt Nam. Chúng được hình thành từ những người nghệ nhân chân chất, từ ao làng, mái đình, mái chùa cổ kính, đến cả những nguyên liệu để làm ra con rối cũng từ gỗ sung, những thứ dân dã và gần gũi với làng quê Việt Nam. Bước ra từ đồng ruộng, thôn quê, với những gì thân thuộc nhất với con người Việt Nam, ngày nay, múa rối nước đã đi vào thành phố, vào nhà hát, trung ương,… nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng ở nơi mà nó ra đời, vẫn là bộ môn nghệ thuật đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Tóm tắt bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân

Tương truyền, múa rối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII. Múa rối thường được biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ Tết; sau này rối vào thành phố, nhà hát… Nghệ thuật múa rối là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình và kĩ thuật biểu diễn. Rối nước khác rối cạn là người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở phần thân dưới để điều khiển con rối. Giữa nhịp sống tốc độ thời cách mạng 4.0, rối nước vẫn được duy trì và bảo tồn.

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Huyện đường

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu

Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 151 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá