25 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 11 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

5.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Câu 1. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

Đáp án đúng là: C

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 2. Phương án nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật ?

A. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

B. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Pháp luật có tính tương đối chung.

Đáp án đúng là: D

Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Vậy pháp luật có tính tương đối chung không phải đặc trưng của pháp luật

Câu 3. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là

A. tính quy phạm phổ biến.

B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.

C. khuôn mẫu chung.

D. có tính bắt buộc.

Đáp án đúng là: A

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

Câu 4. Pháp luật ra đời từ thời điểm nào sau đây?

A. Từ khi loài người xuất hiện.

B. Từ khi có Vua.

C. Từ khi Nhà nước ra đời.

D. Từ thời hàng hóa xuất hiện.

Đáp án đúng là: C

Pháp luật do Nhà nước xây dựng và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Như vậy, chỉ khi Nhà nước ra đời thì pháp luật mới ra đời.

Câu 5. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.

B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.

D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Còn đạo đức là những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, không bắt buộc với mọi đối tượng hoặc có thực hiện hay không tùy vào thái độ của mỗi người.

Câu 6. Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Pháp luật.

B. Hiến pháp.

C. Điều lệ.

D. Quy tắc.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 7. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban hành?

A. Nhà nước ban hành.

B. Chính phủ ban hành.

C. Quốc hội ban hành.

D. Giai cấp cầm quyền ban hành.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 8. Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính hiện đại.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật có tính chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 9. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính nhân dân.

D. Tính nghiêm túc.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.

Câu 10. Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

A. thể hiện tính quy phạm phổ biến.

B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

C. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 11. Pháp luật không có đặc trưng nào sau đây?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

D. Tính bắt buộc chung.

Đáp án đúng là: C

Pháp luật có các đặc trưng sau: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; Tính quyền lực, bắt buộc chung; Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung không phải đặc trưng của pháp luật.

Câu 12. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Xã hội.

D. Giai cấp.

Đáp án đúng là: D

Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện : pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

Câu 13. Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì sau đây?

A. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.

B. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.

D. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

Đáp án đúng là: D

Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

Câu 14. Công an giao thông xử phạt hành chính với hành vi không đội mũ bảo hiểm của anh K. Trong trường hợp này pháp luật đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Quản lí nhà nước.

B. Bảo vệ quyền hợp pháp của công dân.

C. Điều phối nền kinh tế.

D. Thúc đẩy kinh tế quốc dân.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp này pháp luật đã thực hiện chức năng quản lí xã hội khi xử phạt hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 15. Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Hình sự và kỷ luật.

D. Hình sự và dân sự.

Đáp án đúng là: A

Việc đánh người gây thương tích dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hành vi vi phạm hình sự. Theo quy định, nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật Hình sự. Trường hợp này, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27% vì vậy M đã vi phạm hình sự.

Câu 16. Pháp luật được hiểu là gì?

A. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận.

B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận.

C. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống.

D. các quy tắc xử sự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp dụng ở phạm vi nhất định.

Đáp án đúng là: D

Theo SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, trang 72, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 17. Nhận định nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?

A. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

B. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.

C. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa các nước.

D. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội chứ không nhằm mục đích thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

Câu 18. Pháp luật có đặc điểm gì?

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Vì sự phát triển của xã hội.

C. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án đúng là: D

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức chung để giáo dục một cá nhân và quản lí xã hội loài người.

Câu 19. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Đáp án đúng là: D

Tính quy phạm phổ biến pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người nên mang giá trị công bằng, bình đẳng.

Câu 20. Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Đáp án đúng là: A

Tính quy phạm phổ biến pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người. Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Câu 21. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Đáp án đúng là: C

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: thể hiện ở việc tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

Câu 22. Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Quy phạm đạo đức phổ biến.

C. Phong tục, tập quán.

D. Thói quen con người.

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những chuẩn mực xã hội vào trong những quy phạm pháp luật.

Câu 23. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

A. Quản lí xã hội.

B. Bảo vệ các công dân.

C. Bảo vệ các giai cấp.

D. Quản lí công dân.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội thể hiện ở các nội dung:

- Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.

- Pháp luật tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật?

A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.

B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật là Nhà nước công bố pháp luật và phổ biến tới mọi người dân trên quy mô toàn xã hội thông qua các phương tiện truyền thông.

Câu 25. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật thể hiện qua những nội dung nào?

A. Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

B. Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định.

C. Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật

a) Khái niệm pháp luật

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

b) Đặc điểm của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến:

+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.

+ Đây là đặc điểm để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

- Tính quyền lực, bắt buộc chung:

+ Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

+ Mọi tổ chức, cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn đều phải thực hiện pháp luật.

+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí nghiêm minh tuỳ theo mức độ vi phạm.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Trấn áp tội phạm trộm cướp dịp Tết nguyên Đán

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

+ Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp, luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Hiến pháp 2013

2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a) Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

- Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bển vững của xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của mình.

- Pháp luật tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

- Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại va xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Giải quyết các đơn thư, khiếu nại của công dân

Xem thêm các bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá