Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 | Giải VBT Lịch sử lớp 8

583

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8  Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 trang 87, 88, 89 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Lịch sử lớp 8  Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Bài tập 1 trang 87 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1.1. Phan Bội Châu là lãnh tụ của tổ chức yêu nước và phong trào cách mạng:

A. Phong trào Duy tân ở Trung Kì.

B. Hội Duy tân.

C. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

D. Phong trào Đông du.

1.2. Xu hướng và chủ trương đấu tranh của Phan Bội Châu là:

A. Khởi nghĩa vũ trang.

B. Kết hợp cải cách với bạo động.

C. Dựa vào Pháp để cải cách đất nước.

D. Chủ trương dựa vào Nhật Bản để cứu nước. 

Trả lời:

1.1. Chọn D. Phong trào Đông du.

1.2. Chọn D. Chủ trương dựa vào Nhật Bản để cứu nước.

Bài tập 2 trang 87 Vở bài tập Lịch sử 8: a) Dựa vào SGK, hãy nêu các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục:

b) Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng về mục đích hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục:

☐ Dạy chữ để cổ động tinh thần yêu nước.

☐ Tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản.

☐ Đả phá nền giáo dục lỗi thời.

☐ Cổ vũ cái mới.

☐ Tất cả các ý trên đều đúng.

Trả lời:

a) Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục:

- Mở trường dạy học theo lối mới.

- Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn để truyền bá tư tưởng, lối sống mới.

- Xuất bản sách, báo.

b) ☒ Tất cả các ý trên đều đúng

Bài tập 3 trang 87 Vở bài tập Lịch sử 8: a) Em hãy nêu các hoạt động của cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì do Phan Bội Châu và Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo.

b) Hãy so sánh hoạt động cứu nước của Phan bội Châu với hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh theo các ý sau:

Nội dung

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Xu hướng

 

 

Chủ trương

 

 

Hoạt động

 

 

Tác dụng

 

 

c) Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào quần chúng thời bấy giờ?

Trả lời:

a)

- Mở trường dạy học theo lối mới.

- Tổ chức các buổi diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới,...

- Tuyên truyền, đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu

- Vận động cải cách trang phục và lối sống.

- Cổ động mở mang công, thương nghiệp.

b)

Nội dung

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Xu hướng

Bạo động

Cải cách

Chủ trương

- Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

- Thiết lập chính thể quân chủ Lập hiến ở Việt Nam.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (chủ

yếu là Nhật Bản).

- Cứu nước bằng biện pháp cải cách: nâng cao dân trí, dân quyền.

- Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và phong kiến hủ bại.

Hoạt động

- Lập Hội Duy tân (1904)

- Tổ chức phong trào Đông du (1905 - 1908).

- Mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1908).

Tác dụng

- Thức tỉnh tinh thần dân tộc.

- Đáp ứng được phần nào yêu cầu lịch sử đặt

ra cho dân tộc vào đầu thế kỉ XX.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các

phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

- Giáo dục, nâng cao dân trí, lòng yêu nước.

Thức tỉnh tinh thần dân tộc.

- Đáp ứng được phần nào yêu cầu lịch sử đặt

ra cho dân tộc vào đầu thế kỉ XX.

- Đáp ứng được phần nào yêu cầu lịch sử đặt

ra cho dân tộc vào đầu thế kỉ XX.

c) Dưới ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế đã nổ ra ở Quảng Nam, sau đó nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh Trung Kì khác.

Bài tập 4 trang 88 Vở bài tập Lịch sử 8: a) Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất:

☐ Bắt lính, vơ vét của cải, phục vụ chiến tranh;

☐ Nông dân phải trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh;

☐ Khai thác các loại tài nguyên quý hiếm đem về chính quốc;

☐ Bắt nhân dân ta mua công trái để chi phí cho chiến tranh;

☐ Tất cả các ý trên.

b) Em hãy nhận xét về hậu quả của chính sách này theo các ý sau:

- Về sản xuất:

- Đời sống của nhân dân:

- Về mâu thuẫn:

Trả lời:

a) ☒ Tất cả các ý trên.

b) Nhận xét:

- Về sản xuất:

+ Diện tích trồng lúa bị thu hẹp, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn.

+ Nền kinh tế kiệt quệ, thiếu cân đối và lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.

- Đời sống của nhân dân: đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân ngày càng khổ cực, bần cùng.

- Về mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

Bài tập 5 trang 89 Vở bài tập Lịch sử 8: Dựa vào SGK, em hãy hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917):

Tên khởi nghĩa

Nguyên nhân

Mục đích

Lãnh đạo

Lực lượng tham gia

Kết quả, ý

nghĩa

Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)

 

 

 

 

 

Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)

 

 

 

 

 

Trả lời:

Tên khởi 

nghĩa

Nguyên nhân

Mục đích

Lãnh đạo

Lực lượng tham gia

Kết quả, ý nghĩa

Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

(1916)

- Thực dân Pháp thực hiện chiến dịch bắt

lính để đưa sang

chiến trường châu Âu

- Phản đối chế độ bắt lính của thực dân Pháp.

Thái Phiên, Trần Cao

Vân, vua

Duy Tân

Binh lính người Việt tại Huế,

nhân dân yêu

nước tiến bộ

Trung Kì

- Thất bại.

- Thể hiện tinh thần

yêu nước và để lại bài học kinh nghiệm cho

các phong trào đấu

tranh sau này.

 

Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)

- Ách thống trị tàn

bạo của thực dân

Pháp.

- Bộ phận binh lính

người Việt trong quân đội Pháp được giác

ngộ tinh thần đấu

tranh cách mạng.

- Chống lại ách cai trị của thực dân Pháp,

giành độc lập

dân tộc.

Lương

Ngọc

Quyến,

Đội Cấn

Binh lính trong quân đội Pháp, tù chính trị

Bài tập 6 trang 89 Vở bài tập Lịch sử 8: a) Hãy cho biết động cơ nào thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm dường cứu nước? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng:

☐ Căm thù giặc Pháp;

☐ Lòng yêu nước, thương dân.

☐ Sự ham hiểu biết.

☐ Khát vọng tự do, hòa bình.

☐ Tất cả các ý trên đều đúng.

b) Em có suy nghĩ gì về việc Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi sang phương Tây? Điều này có tác dụng như thế nào đối với quá trình hoạt động của Người?

Trả lời:

a) ☒ Tất cả các ý trên đều đúng.

b)

- Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi sang phương Tây: nơi có nền văn minh tiến bộ, phát triển hơn, nơi khởi phát của tinh thần Tự do - bình đẳng - bác ái. Nơi có kẻ thù xâm lược nước ta là thực dân Pháp.

- Việc lựa chọn hướng đi sang phương Tây thể hiện: sự ham học hỏi và thức thời của Nguyễn Tất Thành.

- Tác dụng: Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, khoa học và cách mạng, trong đó quan trọng nhất là lý luận Mác - Lênin; Vận dụng các tư tưởng tiến bộ đó để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá