Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập SBT Lịch sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1818) | Giải SBT Lịch sử lớp 8 trang 44, 45, 46, 47 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1818)
Câu 1: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì
A. tranh giành thuộc địa.
B. sự phát triển không đông đều của chủ nghĩa đế quốc.
C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa
D. tranh giành quyền sở hữu của các công ti độc quyền.
Trả lời:
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì tranh giành thuộc địa.
Chọn: A
Câu 2: Nguyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thứ nhất là
A. Các nước đế quốc mâu thuân gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa.
B. Anh - Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi.
D. Anh - Pháp - Nga kí các hiệp ước riêng rẽ nhằm liên kết với nhau chống lại Đức.
Trả lời:
Nguyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thứ nhất là Thái tử Áo - Hung bị ám sát ở Xéc-bi.
Chọn: C
Câu 3: Chiến tranh nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới vì
A. Chiến tranh lan rộng nhiều nước Châu Âu.
B. Cuộc chiến tranh đã lôi cuốn khoảng 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
C. Nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến tranh.
D. Tham ra chiến tranh có một số nước Châu Âu và cả nước Mĩ ở phía Tây bán cầu.
Trả lời:
Chiến tranh nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới vì cuộc chiến tranh đã lôi cuốn khoảng 38 nước trên thế giới tham chiến và nhiều thuộc địa cũng bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
Chọn: B
Câu 4: Một kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời và rút ra khỏi chiến tranh.
B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe hiệp ước.
C. Nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con người và môi trường.
D. Chiến tranh đã gây ra thảm hoạ nặng nề cho nhân loại.
Trả lời:
Một kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây chiến tranh thế giới thứ nhất là cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời và rút ra khỏi chiến tranh.
Chọn: A
Câu 5: Nước bị thua thiệt nhiều nhất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Anh B. Pháp
C. Đức D. Nga
Trả lời:
Nước bị thua thiệt nhiều nhất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là Đức.
Chọn: C
Câu 6: Thành tựu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Cách mạng dân chủ tư sản lần 2 ở Nga (2-1917) giành thắng lợi.
B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.
C. Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà.
D. Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước Châu Âu, Châu Á, kết thành làn sóng mạnh mẽ.
Trả lời:
Thành tựu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất là Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.
Chọn: B
Câu 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất
A. Một cuộc nội chiến để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc.
B. Một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa về vấn đề thị trường và thuộc địa.
C. Một cuộc chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga Xô Viết và sự thiết lập chế độ xã hội tiến bộ hơn so với một số nước.
D. Một cuộc chiến tranh giải phóng với sự ra đời một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo - Hung.
Trả lời:
Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa về vấn đề thị trường và thuộc địa.
Chọn: B
1. ☐ Nếu không xảy ra sự kiện thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi thì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra.
2. ☐ Pháp tuy là nước thắng trận trong chiến tranh thế gới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.
3. ☐ Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
4. ☐ Là một thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính châu Âu nên Việt Nam không bị tác động nhiều bởi chiến tranh.
Trả lời:
Đúng: 2, 3
Sai: 1, 4
Trả lời:
* Giải thích:
- Thiệt hại về người của Nga, Đức, Pháp, Áo - Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là rất lớn vì:
+ Chiến tranh chủ yếu xảy ra ở chiến trường châu Âu, trong đó: các nước Nga, Pháp là chiến trường chính, phải huy động một lực lượng lớn để đương đầu với Đức, Áo - Hung.
+ Đức, Áo - Hung là ngòi nổ của chiến tranh, để chiến thắng đối phương cũng phải huy động lực lượng rất lớn, lại là các nước bại trận.
- Thiệt hại của Anh và Mĩ không đáng kể, vì:
+ Tuy thuộc châu Âu, nhưng Anh là một quốc đảo. Quân Đức nhiều lần tìm cách đổ bộ lên nước Anh nhưng không thành công. Chiến tranh xảy ra với nước Anh chủ yếu thông qua những trận thông kích,...
+ Nước Mĩ quá xa chiến trường chính, tham ra chiến tranh muộn => con số thiệt hại về người không đáng kể.
- Nguyên nhân sâu xa:...
- Duyên cớ:...
Trả lời:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như:
+ Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898).
+ Chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902).
+ Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập:
+ Khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (1882).
+ Khối Hiệp ước của Anh - Pháp - Nga (1907).
Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
=> Như vậy, do sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã dẫn tới mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Duyên cớ:
- Ngày 29-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát => Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
Trả lời:
Chiến tranh thế giới thứ nhất được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất 1914 - 1916 và giai đoạn thứ hai 1917 - 1918.
Sơ lược diễn biến chính của từng giai đoạn:
* Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
- Ngày 3-8-1914, Đức dồn toàn lực lượng về mặt trận phía Tây, tràn qua Bỉ và đánh sâu vào Pháp. Pari bị uy hiếp.
- Giữa lúc Đức tấn công Pháp, Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải rút quân về. Pháp được giải nguy.
- Năm 1915, liên quân Đức - Áo - Hung tấn công Nga quyết liệt định đè bẹp Nga, vấp phải sự phản kháng của Nga hai bên giằng co quyết liệt trên 1 mặt trận dài 1200 km.
- Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, Đức mở chiến dịch Véc-đoong để tấn công Pháp tại Véc-đoong. Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả. Hai bên thiệt hại nặng nề.
* Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918)
- Ngày 2-4-1917, Mĩ tuyên chiến với Đức.
- Tháng 7-1917, Mĩ đổ bộ vào châu Âu và chính thức tham gia vào cuộc chiến với vai trò là thủ lĩnh của phe Hiệp ước.
- Tháng 11-1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nhà nước Xô Viết được thành lập và Nga chính thức rút khỏi chiến tranh.
- Đầu năm 1918, lợi dụng Mĩ chưa sang đến châu Âu, Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công quy mô trên mặt trận Pháp. Chính phủ Pháp phải bỏ Pari.
- Tháng 7-1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh, Pháp phản công. Pháp, Anh, Mĩ mở các đợt phản công quyết liệt trên các mặt trận.
- Tháng 9 - 1918, Đức liên tiếp thất bại trên khắp các mặt trận và buộc phải rút ra khỏi lãnh thổ của Pháp và Bỉ.
- Cùng lúc đó đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng vô điều kiện: Bun-ga-ri (29/9), Thổ Nhĩ Kì (30/10), Áo-Hung (2/11).
- Ngày 11-11-1918, Đức đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
Bài 7 trang 47 SBT Lịch sử 8: Những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra cho nhân loại là gì? Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
Trả lời:
Hậu quả:
- Chiến tranh đã gây nên nhiều thảm họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá hủy,... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới:
- Học sinh có trách nhiệm học tập, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị đúng đắn.
- Tích cực tìm hiểu, học tập, nghiên cứu khoa học để giúp ích cho sự phát triển của bản thân và đất nước.
- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh.
- Đối xử đúng mực, bình đẳng với những người xung quanh, không phân biệt đối xử (nam/nữ, học giỏi/học kém; dân tộc; giàu/nghèo,...)
- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
- Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế.
- Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
- ...