20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

3.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Câu 1: Cho các hoạt động sau:

(1) Tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng.

(3) Sinh công cơ học.

(4) Vận chuyển thụ động các chất qua màng.

Số hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Trong các hoạt động trên, hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là: (1), (2), (3).

Câu 2: Enzyme là

A. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

B. chất xúc tác hoá học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

C. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

D. chất xúc tác hóa học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

Đáp án đúng là: A

Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

Câu 3: Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là

A. cơ chất.

B. chất xúc tác.

C. phức hợp enzyme - cơ chất.

D. trung tâm hoạt động.

Đáp án đúng là: A

Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là cơ chất.

Câu 4: Enzyme là chất xúc tác đặc hiệu vì

A. mỗi enzyme thường xúc tác cho nhiều phản ứng.

B. mỗi enzyme thường xúc tác cho một phản ứng.

C. mỗi enzyme thường xúc tác cho hai phản ứng.

D. mỗi enzyme thường xúc tác cho ba phản ứng.

Đáp án đúng là: B

Enzyme là chất xúc tác đặc hiệu vì mỗi enzyme thường xúc tác cho một phản ứng.

Câu 5: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất của enzyme được gọi là

A. trung tâm hoạt động.

B. phức hợp enzyme - cơ chất.

C. phức hợp enzyme - sản phẩm.

D. cofactor.

Đáp án đúng là: A

Phân tử enzyme có một vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, liên kết đặc hiệu với cơ chất, làm biến đổi cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.

Câu 6: Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là

A. năng lượng cơ học.

B. năng lượng hoá học.

C. năng lượng điện.

D. năng lượng nhiệt.

Đáp án đúng là: B

Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào  năng lượng hoá học.

Câu 7: Các dạng năng lượng trong tế bào có liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất là

A. năng lượng hoá học, năng lượng nhiệt, năng lượng cơ học.

B. năng lượng hoá học, năng lượng điện, năng lượng cơ học.

C. năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

D. năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

Đáp án đúng là: D

Năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt là các dạng năng lượng trong tế bào có liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất.

Câu 8: Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là

A. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

B. quá trình biến đổi dạng năng lượng hóa năng thành dạng năng lượng nhiệt năng.

C. quá trình biến đổi năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

Đáp án đúng là: D

Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

Câu 9: Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm

A. nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

B. nitrogenous base adenine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

C. nitrogenous base thymine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

D. nitrogenous base thymine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

Đáp án đúng là: A

Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

Câu 10: ATP là hợp chất cao năng vì

A. liên kết giữa gốc phosphate và đường ribose trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

B. liên kết giữa hai gốc phosphate trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

C. liên kết giữa gốc phosphate và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

D. liên kết giữa đường ribose và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

Đáp án đúng là: A

ATP là hợp chất cao năng vì liên kết giữa gốc phosphate và đường ribose trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

Câu 11: Hầu hết các enzyme có bản chất là

A. protein.

B. carbohydrate.

C. lipid.

D. nucleic acid.

Đáp án đúng là: A

Hầu hết các enzyme có bản chất là protein.

Câu 12: Cho các giai đoạn sau:

(1) Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

(2) Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.

(3) Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.

Trình tự sắp xếp đúng thể hiện cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác là

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (2) → (1) → (3).

D. (2) → (3) → (1).

Đáp án đúng là: C

Cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác diễn ra theo 3 giai đoạn là:

- Giai đoạn 1: Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.

- Giai đoạn 2: Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

- Giai đoạn 3: Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.

Câu 13: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme gồm

A. chất hoạt hoá, chất ức chế, nồng độ cơ chất.

B. pH, nhiệt độ, nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất.

C. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất.

D. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.

Đáp án đúng là: B

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme gồm: chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.

Câu 14: Khi nhai kĩ cơm thấy có vị ngọt vì

A. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme amylase trong nước bọt.

B. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme protease trong nước bọt.

C. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme pepsin trong nước bọt.

D. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme lipase trong nước bọt.

Đáp án đúng là: A

Khi nhai cơm, enzyme amylase trong nước bọt sẽ xúc tác cho quá trình biến đổi tinh bột thành đường tạo ra cảm giác có vị ngọt.

Câu 15:Chuẩn bị 3 ống nghiệm, mỗi ống đều chứa 1 mL dung dịch amylase. Sau đó, đặt ống 1 vào cốc đựng nước đá, ống 2 vào cốc đựng nước ở khoảng 37 oC, ống 3 vào cốc đựng nước sôi và để yên trong 10 phút. Thêm 1 mL dung dịch tinh bột vào mỗi ống nghiệm, lắc đều và đặt lại vào các cốc tương ứng. Để cố định trong 10 phút. Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kết quả của thí nghiệm trên?

A. Ống 1 có màu xanh tím đậm nhất, ống 3 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

B. Ống 2 có màu xanh tím đậm nhất, ống 3 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 1 có màu xanh tím nhạt nhất.

C. Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 2 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 1 có màu xanh tím nhạt nhất.

D. Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

Đáp án đúng là: A

Thuốc thử Lugol bắt màu xanh tím với tinh bột, do đó, ống nào có hoạt tính của enzyme càng thấp thì ống đó càng có màu xanh tím đậm. Mà enzyme amylase hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 oC, bị giảm hoạt tính ở 0 oC và bị mất hoạt tính ở nhiệt độ 100 oC → Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

I. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng ở tế bào

1. Các dạng năng lượng trong tế bào

Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng tạo nên sự chuyển động của vật chất. Năng lượng trong tế bào tồn tại ở 2 dạng: động năng và thế năng.

2. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào

Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là năng lượng hóa học. Tế bào sử dụng năng lượng thực hiện các hoạt động sống đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 1)

3. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào

Nguồn năng lượng phổ biến nhất cho các phản ứng hóa học của tế bào là ATP (adenosine triphosphate). 

Một phân tử ATP được cấu tạo từ 3 thành phần: 1 gốc adenine + 1 gốc đường ribose + 3 gốc phosphate. Năng lượng dự trữ trong phân tử ATP nằm ở chính liên kết hóa học giữa các gốc phosphate.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 2)

II. Enzyme

1. Khái niệm, cấu trúc và cơ chế hoạt động

Emzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể, và không bị biến đổi sau phản ứng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 3)

Hầu hết enzyme được cấu tạo từ protein. Ngoài ra, một số enzyme có thêm cofactor (ion kim loại hoặc phân tử hữu cơ). Cofactor có thể liên kết tạm thời hoặc cố định với enzyme.

Mỗi enzyme có một trung tâm hoạt động - vị trí liên kết đặc hiệu với cơ chất (chất chịu tác động của enzyme) để xúc tác phản ứng diễn ra. Mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hoặc một nhóm phản ứng hóa học nhất định (tính đặc hiệu).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 4)

2. Vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hóa

Enzyme khiến phản ứng xảy ra dễ dàng hơn trong cơ thể, giảm năng lượng hoạt hóa cần thiết để một phản ứng xảy ra, nhờ đó tăng tốc độ phản ứng lên nhiều lần.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 5)

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme

Hoạt tính enzyme là tốc độ phản ứng xúc tác bởi enzyme và được đo bằng lượng cơ chất bị chuyển đổi trong một phút ở điều kiện tiêu chuẩn.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 6)

a) Nồng độ enzyme và cơ chất

Nồng độ cơ chất không đổi, lượng enzyme tăng lên thì hiệu suất phản ứng tăng, đến khi biến đổi hết cơ chất.

Nếu lượng enzyme không đổi, tăng nồng độ cơ chất thì hiệu suất phản ứng sẽ tăng đến ngưỡng tất cả các enzyme đều hoạt động hết công suất.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 7)

b) Độ pH

Mỗi loại enzyme đều có khoảng pH phù hợp nhất để hoạt động hiệu quả, ngoài khoảng pH này enzyme không hoạt động (bất hoạt) hoặc giảm hoạt tính.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 8)

c) Nhiệt độ

Mỗi loại enzyme chỉ hoặc đồng hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Hầu hết enzyme trong cơ thể đều hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 độ C. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 9)

d) Chất điều hòa enzyme

Chất ức chế và chất hoạt hóa ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme. Chất hoạt hóa liên kết vào enzyme sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme. Chất ức chế liên kết vào enzyme sẽ cản trở enzyme liên kết với cơ chất và làm giảm hoạt tính enzyme.

Sơ đồ tư duy sự chuyển hóa năng lượng và enzyme:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10 (Cánh diều): Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme (ảnh 10)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 12: Thông tin giữa các tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

Đánh giá

0

0 đánh giá