20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Giảm phân

5.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 17: Giảm phân sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Giảm phân. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân

Câu 1: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là

A. giống hệt tế bào mẹ (2n).

B. giảm đi một nửa (n).

C. gấp đôi tế bào mẹ (4n).

D. gấp ba tế bào mẹ (6n).

Đáp án đúng là: B

Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm, các tế bào con được tạo ra qua giảm phân có số lượng nhiễm sắc thể giảm một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

Câu 2: Điểm khác biệt của giảm phân so với nguyên phân là

A. có thể xảy ra ở tất cả các loại tế bào.

B. có 1 lần nhân đôi NST.

C. có 2 lần phân chia NST.

D. có sự co xoắn cực đại của NST.

Đáp án đúng là: C

Giảm phân có 1 lần nhân đôi NST nhưng có 2 lần phân chia NST (giảm phân I và giảm phân II).

Câu 3: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?

A. Kì đầu II.

B. Kì giữa I.

C. Kì sau I.

D. Kì đầu I.

Đáp án đúng là: D

Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì đầu I trong giảm phân

Câu 4: Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở

A. sự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo.

B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

C. sự phân li của các nhiễm sắc thể.

D. sự co xoắn của các nhiễm sắc thể.

Đáp án đúng là: A

Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ởsự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo: Ở kì giữa của giảm phân I, các nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo còn ở kì giữa của giảm phân II, các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Câu 5:Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân I?

A. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.

B. Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

D. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.

Đáp án đúng là: B

Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép ở pha S của kì trung gian trước khi giảm phân diễn ra.

Câu 6: Giảm phân không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo sự đa dạng về di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.

B. Góp phần giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp.

C. Góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ cơ thể.

D. Giúp tăng nhanh số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng, phát triển.

Đáp án đúng là: D

D. Sai. Giúp tăng nhanh số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng, phát triển không phải là vai trò của giảm phân mà là vai trò của nguyên phân.

Câu 7: Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do

A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.

C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.

D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

Đáp án đúng là: C

Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.

Câu 8: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số chromatid ở kì sau I lần lượt là

B. 38 và 0.

C. 38 và 38.

D. 76 và 76.

Đáp án đúng là: A

Ở kì sau I, NST tồn tại ở trạng thái kép phân li về hai cực của tế bào. Do đó:

- Số NST ở kì sau giảm phân I là 38 NST kép.

- Số chromatid ở kì sau giảm phân I là 38 × 2 = 76.

Câu 9: Một loài (2n) giảm phân không có trao đổi chéo tối đa sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?

A. 22n.

B. 2n.

C. 3n.

D. 2 × n.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp không có trao đổi chéo, mỗi cặp NST giảm phân cho 2 loại giao tử → Một loài (2n) giảm phân không có trao đổi chéo tối đa sẽ cho 2n loại giao tử.

Câu 10: Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn ra hoa nhiều hơn cây cùng loại được tưới đủ nước. Trong ví dụ này, yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân là

A. độ ẩm.

B. nhiệt độ.

C. ánh sáng.

D. tuổi cây.

Đáp án đúng là: A

Yếu tố dẫn đến sự khác nhau về tỉ lệ ra hoa của hai cây hoa giấy được đề cập đến trong ví dụ trên là nước (độ ẩm).

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17: Giảm phân

I. Diễn biến của giảm phân:

Giảm phân (phân bào giảm nhiễm) là hình thức phân chia của các tế bào mầm sinh dục trong quá trình sản sinh giao tử ở các cơ quan sinh sản. 

Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân 1 và giảm phân 2, ở kì trung gian, mỗi NST đơn được nhân đôi thành NST kép.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 1)

1. Giảm phân I:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 2)

2. Giảm phân II:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 3)

3. Kết quả của giảm phân:

Kết thúc giảm phân II, từ một tế bào, qua 2 lần giảm phân, tạo ra 4 tế bào con với số lượng NST trong mỗi tế bào giảm đi một nửa (n). Sau đó các tế bào con sẽ biến thành các giao tử.

  • Ở cơ thể đực, từ một tế bào sinh tinh qua giảm phân hình thành 4 tinh trùng

  • Ở cơ thể cái, một tế bào sinh trứng qua giảm phân chỉ hình thành 1 trứng và 3 thể cực bị biến mất.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 4)

II. Các yếu tố ảnh hưởng tới giảm phân:

Yếu tố bên trong:

  • Di truyền

  • Các hormone sinh dục: người ta có thể tiêm hormone sinh dục để kích thích vật nuôi sinh sản theo ý muốn.

  • Tuổi tác: phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Down tăng.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 5)

Yếu tố môi trường: 

  • Một số loài thực vật chỉ ra hoa khi gặp điều kiện thời tiết, chế độ chiếu sáng thích hợp.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 6)

III. Ý nghĩa của giảm phân

  • Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính của các loài sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NSt của loài.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Giảm phân (ảnh 7)

 

  • Cơ sở tạo ra vô số loại biến dị tổ hợp ở đời con, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

Sơ đồ tư duy giảm phân:

Đánh giá

0

0 đánh giá