Thế nào là phát triển bền vững

3.9 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 11 Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học

Câu hỏi 1 trang 11 Sinh học 10: Thế nào là phát triển bền vững?

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung lý thuyết phát triển bền vững:

- Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Trả lời:

 (ảnh 1)

- Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Lý thuyết Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

1.Khái niệm phát triển bền vững

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

- Phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học

Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa ba hệ thống

2. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học

Sinh học trong phát triển bền vững

- Việc phổ biến kiến thức sinh học cơ bản liên quan đến bảo vệ sự đa dạng của sinh vật, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí,… đến toàn dân góp phần hình thành ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cho chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển bền vững.

- Mọi nghiên cứu sinh học cần tính đến việc có tác động như tế nào đến môi trường, xã hội và phải hướng tới sự phát triển bền vững.

3.Sinh học và những vấn đề xã hội

a) Sinh học và vấn đề đạo đức

- Khái niệm đạo đức sinh học: Đạo đức sinh học là những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn.

- Nghiên cứu sinh học cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề đạo đức như:

+ Có nên áp dụng việc giải trình tự hệ gene của một người?

+ Có nên áp dụng kĩ thuật chỉnh sửa gene ở người?

+ Có nên áp dụng nhân bản vô tính ở người?

+ Các giống cây trồng biến đổi gene có thực sự an toàn với con người?

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học

Chẩn đoán giới tính thai nhi sớm là vi phạm đạo đức sinh học

- Nghiên cứu sinh học cũng cần tính tới vấn đề đạo đức xã hội. Mọi tiến bộ của sinh học áp dụng vào đời sống không được vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội.

b) Sinh học và kinh tế

- Những ứng dụng của sinh học đã đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người. Ví dụ: Những hiểu biết về sinh học góp phần tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học

Giống ngô biến đổi gen NK66BT có khả năng kháng sâu đục thân

- Đối với kinh tế, khi áp dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn cũng làm phát sinh nhiều vấn đề. Ví dụ: Khi trồng cây giống tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào trên diện tích lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro mất mùa nếu điều kiện môi trường đột nhiên trở nên bất lợi.

c) Sinh học và công nghệ

- Nghiên cứu sinh học cơ bản giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật (công nghệ phỏng sinh học) áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học

Thiết kế phỏng sinh học

- Ví dụ: Nghiên cứu tập tính các loài côn trùng như kiến, người ta có thể chế tạo ra robot hoạt động độc lập nhưng có thể "giao tiếp" với nhau để thực hiện một nhiệm vụ nhất định đã được lập trình.

Xem thêm các bài giải Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Đánh giá

0

0 đánh giá