Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ Địa lí. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
Câu 1. Những ngôn ngữ nào được sử dụng nhiều ở Trung và Nam Mỹ?
A. Tiếng Anh và Pháp.
B. Tiếng Anh và Tây Ban Nha.
C. Tiếng Nga và Anh.
D. Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Đáp án đúng là: D
Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh. (sgk trang 154).
Câu 2. Đặc điểm nào không phải vai trò của rừng A-ma-dôn?
A. Là “lá phổ xanh” của Trái Đất.
B. Cung cấp số lượng gỗ lớn cho sản xuất công nghiệp.
C. Nguồn dự trữ sinh học quý giá.
D. Điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
Đáp án đúng là: B
Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, là nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH RỪNG A-MA-DÔN Ở BRA-XIN GIAI ĐOẠN 1970 - 2019
Năm |
1970 |
1990 |
2000 |
2010 |
2019 |
Diện tích (triệu km2) |
4,0 |
3,79 |
3,6 |
3,43 |
3,39 |
Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng A-ma-dôn.
A. Diện tích rừng có xu hướng giảm mạnh.
B. Diện tích rừng đang có xu hướng tăng mạnh.
C. Diện tích rừng đang có xu hướng giảm nhẹ.
D. Diện tích rừng có xu hướng tăng nhẹ.
Đáp án đúng là: A
Diện tích rừng có xu hướng giảm mạnh từ 4,0 triệu2 còn 3,39 km2 (sgk trang 155).
Câu 4. Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?
A. Kinh tế
B. Dân số
C. Đô thị
D. Di dân.
Đáp án đúng là: C
Trung và Nam Mỹ là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới. (sgk trang 152).
Câu 5. Biện pháp nào không được sử dụng để bảo vệ rừng A-ma-dôn?
A. Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng.
B. Trồng phục hồi rừng.
C. Thay đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo lại đất.
D. Tuyên truyền và đẩy mạng vai trò của người dân bản địa.
Đáp án đúng là: C
Các quốc gia trong khu vực rừng A-ma-dôn đã có nhiều biện pháp để bảo vệ rừng: Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng, trồng phục hồi rừng, tuyên truyền và đẩy mạng vai trò của người dân bản địa. (sgk trang 155)
Câu 6. Người Anh-điêng ở Trung và Nam Mỹ thuộc chủng tộc nào?
A. Nê-grô-it.
B. Môn-gô -lô- it.
C. Ơ-rô-pê-ô-it.
D. Người lai.
Đáp án đúng là: B
Cư dân Trung và Nam Mỹ có nhiều nguồn gốc khác nhau, người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it (sgk 152).
Câu 7. Người châu Âu chủ yếu đến từ những nước nào?
A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
B. Đức và I-ta-li-a.
C. Thụy điển và Bỉ.
D. Anh và Pháp.
Đáp án đúng là: A
Người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it chủ yếu đến từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. (sgk trang 152)
Câu 8. Tốc độ đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ không để lại hậu quả nào?
A. Thất nghiệp.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Tệ nạn xã hội, tội phạm.
D. Phân biệt chủng tộc.
Đáp án đúng là: D
Ở một số nơi Trung và Nam Mỹ quá trình đô thị hóa mang tính tự phát đã làm nảy sinh nhiều vấn đề như: Thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm…
(sgk trang 152)
Câu 9. Quốc gia nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Trung và Nam Mỹ?
A. Bra-xin.
B. Mê-hi-cô.
C. Ac-hen-ti-na.
D. Vê-nê-du-ê-la.
Đáp án đúng là: C
Ac-hen-ti-na có tỉ lệ dân thành thị cao nhất Trung và Nam Mỹ. (sgk trang 153).
Câu 10. Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hóa của các tộc người đã hình thành nền văn hóa gì ở Trung và Nam Mỹ?
A. Văn hóa May-a.
B. Văn hóa In-ca.
C. Văn hóa A-dơ-tếch.
D. Văn hóa Mỹ la-tinh.
Đáp án đúng là: D
Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hóa của các tộc người đã hình thành nền văn hóa Mỹ La-tinh độc đáo (sgk trang 153).
Câu 11. Sinh vật rừng A-ma-dôn rất phong phú nguyên nhân do đâu?
A. Khí hậu nóng ẩm.
B. Diện tích rộng lớn.
C. Sông ngòi dày đặc.
D. Địa hình bằng phẳng.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú. (sgk trang 154).
Câu 12. Tại sao diện tích rừng A-ma-dôn đang bị suy giảm?
A. Thiếu nước để tưới tiêu.
B. Khí hậu nóng lên.
C. Tình trạng hoang mạc hóa lan rộng.
D. Khai phá rừng lấy gỗ, đất canh tác, làm giao thông, cháy rừng.
Đáp án đúng là: D
Trong nhiều năm qua, con người đã khai phá rừng A-ma-dôn để lấy gỗ, đất canh tác, khai thác khoáng sản và làm đường giao thông khiến cho diện tích rừng A-ma-dôn bị suy giảm. Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng cũng làm diện tích rừng bị mất đi đáng kể. (sgk trang 155).
Câu 13. Khu vực rừng A-ma-dôn tập chung chủ yếu ở những quốc gia nào?
A. Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
B. Pê-ru và Bô-li-vi-a.
C. Braxin và Pê-ru.
D. Vê-nê-du-ê-la và Cô-lôm-bi-a.
Đáp án đúng là: A
Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới, tập chung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a (sgk trang 154).
Câu 14. Tại sao đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát?
A. Không xuất phát từ phát triển công nghiệp, chủ yếu là di dân.
B. Công nghiệp phát triển mạnh, gia tăng dân số nhanh.
C. Thành phần chủng tộc đa dạng, ngôn ngữ phong phú.
D. Tình trạng di dân đông nhất trên thế giới.
Đáp án đúng là: A
Do công nghiệp của Trung và Nam Mỹ không phát triển, chủ yếu là người di cư với tốc độ nhanh và đa dạng thành phần chủng tộc.
Câu 15. Nền văn hóa Mỹ La-tinh ra đời do đâu?
A. Người gốc bản địa Anh-điêng với người gốc Phi.
B. Người gốc Phi với người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc bản địa Anh-điêng.
D. Người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng.
Đáp án đúng là: D
Do sự hòa huyết gười gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng. Sự hòa huyết này tạo nên nền văn hóa Mỹ La-tinh độc đáo. (sgk trang 152)
Phần 2. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
1. Đặc điểm dân cư, xã hội
a) Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ
- Các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mỹ:
+ Người Anh-điêng (Chủng tộc Môn-gô-lô-it).
+ Người gốc Phi (Chủng tộc Nê-grô-it).
+ Người Tây Ban Nha.
+ Người Bồ Đào Nha.
- Thành phần chủng tộc của cư dân Trung và Nam Mỹ:
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it.
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
+ Chủng tộc Nê-grô-it.
b) Vấn đề đô thị hóa
- Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:
+ Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.
+ Tỉ lệ dân đô thị hóa cao khoảng 80% số dân (năm 2020).
+ Ở một số nơi quá trình đô thị hoá mang tính tự phát => nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như thất nghiệp, ở nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm....
- Các thành phố có từ 10 triệu dân trở lên ở Trung Và Nam Mỹ.
+ Mê-hi-cô Xi-ti (khu vực Trung Mỹ).
+ Bô-gô-ta (phía tây bắc của Nam Mỹ, thuộc nước Cô-lôm-bi-a).
+ Li-ma (phía tây của Nam Mỹ, thuộc nước Pê-ru).
+ Ri-ô đê Gia-nê-rô và Xao Pao-lô (phía đông nam của châu Mỹ, thuộc nước Bra-xin).
+ Bu-ê-nốt Ai-rét (phía nam của Nam Mỹ, thuộc nước Ác-hen-ti-na).
c) Văn hóa Mỹ La-tinh
Lễ hội Ca-na-van ở Bra-xin
- Chủ nhân của nhiều nền văn hoá cổ nổi tiếng: văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.
- Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hoá của các tộc người đã hình thành nền văn hoá Mỹ La-tinh độc đáo.
- Nhiều lễ hội đặc sắc: Ca-na-van, Ô-ru-rô, La-ti-nô, Pa-rin-tin,..
- Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.
2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
a) Đặc điểm rừng A-ma-dôn
- Rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới (diện tích hơn 5 triệu km2), tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú: rừng phát triển nhiều tầng; động vật đa dạng về thành phần loài.
- Rừng được xem là "lá phổi xanh" của Trái Đất, là nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
Rừng A-ma-dôn
b) Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn
- Nguyên nhân:
+ Trong nhiều năm qua, con người đã khai phá rừng A-ma-dôn để lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản và làm đường giao thông.
+ Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng cũng làm diện tích rừng mất đi đáng kể.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:
+ Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng.
+ Trồng phục hồi rừng.
+ Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 18: Châu Đại Dương
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 19: Châu Nam Cực