Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
Câu 1. Cụm đô thị xuyên biên giới của châu Âu nằm ở đâu?
A. Từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
B. Từ Pa-ri (Pháp) đến Ma-đrit (Tây Ban Nha).
C. Từ Pa-ri (Pháp) đến Luân Đôn (Anh).
D. Từ Mat-xcơ-va (Liên Ban Nga) đến Ki-ép (U-crai-na).
Đáp án đúng là: A
Ở các vùng công nghiệp lâu đời, nhiều đô thị mở rộng và nối liền nhau tạo thành các dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới như dải đô thị kéo dài từ Từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
Câu 2. Cơ cấu dân số già để lại hậu quả như thế nào?
A. Ô nhiêm môi trường.
B. Tệ nạn xã hội.
C. Thiếu hụt lao động.
D. Phúc lợi xã hội tăng.
Đáp án đúng là: C
Hậu quả của cơ cấu dân số già là sự thiếu hụt lao động. (sgk - trang 101).
Câu 3. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, biện pháp nào sau đây không được sử dụng ở châu Âu?
A. Thu hút người lao động từ bên ngoài.
B. Khuyến khích sinh đẻ.
C. Kéo dài độ tuổi lao động.
D. Thực hiện chính sách một con.
Đáp án đúng là: A
Để giải quyết vấn đề đó, các nước châu Âu đã tiến hành nhiều biện pháp như: Thu hút người lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ, kéo dài độ tuổi lao động. (sgk - trang 101).
Câu 4. Đặc điểm nào không đúng với quá trình đô thị hóa ở châu Âu?
A. Ngành kinh tế chủ yếu ở đô thị là nông nghiệp.
B. Đô thị hóa diễn ra nhanh, xuất hiện nhiều đô thị lớn.
C. Các đô thị nối liền nhau thành các dải đô thị.
D. Đô thị hóa ở nông thôn ngày càng mở rộng.
Đáp án đúng là: A
Phần 2: (sgk, trang 103)
Câu 5. Phần lớn dân số ở châu Âu tập trung chủ yếu ở
A. khu vực đô thị.
B. khu vực nông thôn.
C. khu vực đồng bằng.
D. khu vực miền núi.
Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hóa cao, năm 2020 khoảng 75% số dân châu Âu sống ở khu vực đô thị.
Câu 6. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-it.
B. Nê-grô-it.
C. Ơ-rô-pê-ô-it.
D. Ôx-tra-lô-it.
Đáp án đúng là: C
Người Ơ-rô-pê-ô-it sinh sống trên lãnh thổ châu Âu từ rất sớm. (sgk - trang 103)
Câu 7. Năm 2019, có bao nhiêu triệu người di cư quốc tế đến châu Âu?
A. 82 triệu người.
B. 83 triệu người.
C. 84 triệu người.
D. 85 triệu người.
Đáp án đúng là: A
Theo Liên hợp quốc, riêng năm 2019, châu Âu đã tiếp nhận 82 triệu người di cư quốc tế. (sgk - trang 103)
Câu 8. Quy mô dân số châu Âu năm 2020 là
A. 747 triệu người.
B. 748 triệu người.
C. 749 triệu người.
D. 750 triệu người.
Đáp án đúng là: A
Số dân của châu Âu năm 2020 khoảng 747 triệu người ( bao gồm cả số dân Liên bang Nga). (sgk - trang 101).
Câu 9. Các đô thị nào có trên 10 triệu dân trở lên?
A. Pa-ri và Mat-xco-va.
B. Pa-ri và Luân Đôn.
C. Mat-xco-va và Xanh Pê-Tec-bua.
D. Mat-xco-va và Luân Đôn.
Đáp án đúng là: A
Quan sát hình 1. Bản đồ tỉ lệ đô thị và một số đô thị ở châu Âu, năm 2020 (sgk trang 102).
Câu 10. Năm 2020, cơ cấu dân số theo giới tính nữ ở châu Âu là:
A. 51,7%.
B. 52,7%.
C. 53,7%.
D.54,7%.
Đáp án đúng là: A
Quan sát bảng 2: Cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu giai đoạn 1190 -2020. (sgk- trang 101).
Câu 11. Nguyên nhân nào khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại?
A. Gia tăng dân số.
B. Bi bắt làm nô lệ.
C. Xuất khẩu lao động.
D. Nhập cư.
Đáp án đúng là: D
Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại. (sgk - trang 103).
Câu 12. Tại sao việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng ở châu Âu?
A. Nhu cầu về nguồn lao động và việc làm.
B. Do xung đột sắc tộc ở các quốc gia.
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ở các nước phát triển.
D. Do thiên tai, thời tiết cực đoan.
Đáp án đúng là: A
Do nhu cầu về nguồn lao động của các quốc gia cũng như nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm của người dân nên việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng (sgk - trang 103).
Câu 13. Cho bảng số liệu:
Bảng 1: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở CHÂU ÂU NĂM 1990 VÀ 2020
Nhóm tuổi Năm |
0-14 tuổi |
15-64 tuổi |
Từ 65 tuổi trở lên |
1990 |
20,5 |
66,9 |
12,6 |
2020 |
16,1 |
64,8 |
19,1 |
Em hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và 2020.
A. Từ 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, trên 64 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
B. Từ 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng tăng, trên 64 tuổi có xu hướng giảm mạnh.
C. Từ 0-14 tuổi và trên 65 tuổi có xu hướng giảm, trên 15-65 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
D. Từ 65 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, trên 0-14 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
Đáp án đúng là: A
Quan sát bảng số liệu ( Hình 1 - sgk trang 101)
Câu 14. Năng suất lao động ở châu Âu cao nhất trên thế giới do nguyên nhân nào?
A. Quy mô dân số đông.
B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao.
C. Trình độ học vấn cao.
D. Luồng nhập cư lớn trên thế giới.
Đáp án đúng là: C
Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, điều này tác động rõ rệt đến năng suất lao động. Năm 2020, số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc hàng cao nhất thế giới. (sgk-trang 102).
Câu 15. Tại sao quá trình đô thị vệ tinh lại được mở rộng ở nông thôn?
A. Công nghiệp phát triển lâu đời.
B. Phát triển sản suất công nghiệp.
C. Phát triển sản xuất dịch vụ.
D. Phát triển sản xuất nông nghiệp.
Đáp án đúng là: B
Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn, tạo nên các vệ tinh đô thị. (sgk - trang 103).
Phần 2. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
1. Cơ cấu dân cư
- Số dân: 747 triệu người (2020).
- Cơ cấu dân số già:
+ Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ nhỏ, xu hướng giảm (Năm 1990 là 20,5%, năm 2020 là 16,1% => giảm 4,4%).
+ Nhóm tuổi trên 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao, xu hướng tăng (Năm 1990 là 12,6%, năm 2020 là 19,1% => tăng 6,5%).
- Dân cư châu Âu có sự chênh lệch về tỉ lệ giới tính: Năm 2020, tỉ lệ giới tính nam là 48,3%, trong khi tỉ lệ giới tính nữ là 51,7% => Tỉ lệ giới tính nam cao hơn tỉ lệ giới tính nữ 3,4%.
- Hậu quả dân số già: thiếu hụt lao động.
- Biện pháp: thu hút lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ, kéo dài độ tuổi lao động,...
Các nước châu Âu thu hút lực lượng lao động từ các khu vực khác
2. Đô thị hóa
* Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Đô thị hóa diễn ra sớm: quá trình công nghiệp hóa làm cho các đô thị tăng nhanh => xuất hiện các đô thị lớn.
- Các vùng công nghiệp, nhiều đô thị mở rộng và nói liền tạo thành dải đô thị, cụm đô thị: dải đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
- Đô thị hóa đang mở rộng: Việc sản xuất CN ở nông thôn cùng mở rộng ngoại ô thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn=> các đô thị vệ tinh.
- Mức độ đô thị hóa cao: tỉ lệ dân thành thị 74,3% (2019), hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu
* Các đô thị trên 5 triệu người ở châu Âu:
- Các đô thị từ 5 – 10 triệu người: Luân Đôn (Anh), Ma-đrít, Bac-xê-lô-na (Tây Ban Nha), Xanh Pê-tec-bua (Nga),…
- Các đô thị trên 10 triệu người: Pa-ri (Pháp), Mát-xcơ-va (Nga)
3. Di cư
- Là châu lục đông dân từ thời cổ đại do quá trình nhập cư.
- Cuối thế kỉ XX đến thế kỉ XXI, số lượng người nhập cư vào châu Âu lớn, có hơn 82 triệu người di cư quốc tế đã được châu Âu tiếp nhận (2019).
- Việc di cư trong nội bộ châu Âu gia tăng do nhu cầu việc làm của người dân
Đoàn người vượt biển, nhập cư vào châu Âu
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Âu
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 4: Khái quát về liên minh Châu Âu
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á