Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 9 Bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925
Câu 1: Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Véc-xai (1919)
A. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam
B. Bản điều trần của nhân dân An Nam
C. Bản đề nghị của nhân dân Việt Nam
D. Bản án chế độ thực dân Pháp
Trả lời:
Tháng 6-1919. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Chọn A
Câu 2: Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê Nin và đứng về Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) sau sự kiện
A. Người đọc tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp
B. Người nghiên cứu Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ
C. Người đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin
D. Người nghiên cứu Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản
Trả lời:
Tháng 7-1920, Người đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế thứ ba.
Chọn C
Câu 3: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là
A. Gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
C. Tham gia Đại hội Tua, Bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
D. Cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
Trả lời:
Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Như vậy, Nguyền Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: Kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Chọn C
Câu 4: Con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho dân tộc Việt Nam là
A. Con đường cách mạng bạo lực
B. Con đường cách mạng tư sản
C. Đi theo con đường cách mạng vô sản
D. Con đường cách mạng giải phóng dân tộc
Trả lời:
Con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho dân tộc Việt Nam là: Đi theo con đường cách mạng vô sản.
Chọn C
Câu 5: Để chuẩn bị về mặt tổ chức, tiến tới thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam, tháng 5-1925 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập
A. Tổ chức Tâm tâm xã, tập hợp những người yêu nước ở Việt Nam tại Trung Quốc
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là Cộng sản đoàn
C. Hội liên hiệp thuộc địa
D. Tất cả các tổ chức trên
Trả lời:
Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước tại đây và thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
Chọn B
Câu 6: Tờ báo được xuất bản ở Quảng Châu đóng vai trò là cơ quan tuyên ngôn học thuyết Mác - Lênin về các nước là
A. Người cùng khổ
B. Nhân đạo
C. Đời sống công nhân
D. Thanh niên
Trả lời:
Sáng lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng.
Chọn D
Trả lời:
Trả lời:
Trả lời:
Trả lời:
Con đường cứu nước do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho nhân dân Việt Nam là:
- Đi theo con đường của Cách Mạng tháng Mười Nga - đi theo con đường cách mạng vô sản.
=> Với việc tìm ra con đường cứu nước, phát triển của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đóng góp to lớn, thiết thực chuẩn bị cho việc mở ra một giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng vô sản nói chung, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới và châu Á nói riêng.