Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 4: Các nước Châu Á chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 9 Bài 4: Các nước Châu Á
Câu 1: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân, ngoại trừ
A. Nhật Bản
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Triều Tiên
Trả lời:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Châu Á đều bị các nước tư bản phương Tây nô dịch, bóc lột
Chọn A.
Câu 2: Phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập trong thời gian
A. Chiến tranh thế giới thứ hai
B. Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai
C. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX
D. Những năm 50 của thế kỉ XX
Trả lời:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia.
Chọn C
Câu 3: Nước duy nhất ở Châu Á được xếp vào hàng các nước công nghiệp phát triển nhất trên thế giới (G7) là
A. Hàn Quốc
B. Trung Quốc
C. Nhật Bản
D. Xin-ga-po
Trả lời:
Nước duy nhất ở Châu Á được xếp vào hàng các nước công nghiệp phát triển nhất trên thế giới (G7) là Nhật Bản
Chọn C
Câu 4: Các nước ở Châu Á được coi là "con rồng" kinh tế - nước công nghiệp mới (NICs) là
A. Hàn Quốc, Trung Quốc
B. Đài Loan, Hông Công
C. Hàn Quốc, Xin-ga-po
D. Trung Quốc, Ấn Độ
Trả lời:
Các nước ở Châu Á được coi là “con rồng“ kinh tế - nước công nghiệp mới (NICs) là Hàn Quốc và Xin-ga-po
Chọn C
Câu 5: Đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1959 là
A. Trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào
B. Hoà bình, hợp tác, ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc
C. Hoà bình, không liên kết
D. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô và Mĩ
Trả lời:
Thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế của Trung Quốc được khẳng định vững chắc.
Chọn B
Câu 6: Trọng tâm của công cuộc xây dựng CNXH đặc sắc ở Trung Quốc là
A. Xây dựng kinh tế, thực hiện cải cách - mở cửa
B. Cải tổ về chính trị - tư tưởng
C. Xây dựng kinh tế - cải tổ về chính trị
D. Xây dựng nền kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng đặc sắc Trung Quốc
Trả lời:
Trọng tâm của công cuộc xây dựng CNXH đặc sắc ở Trung Quốc là Xây dựng kinh tế, thực hiện cải cách - mở cửa.
Chọn A
Câu 7: Sau hơn 20 năm thực hiện cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới về
A. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
B. Tổng giá trị xuất khâu
C. Giá trị công nghiệp và dịch vụ
D. Sản lượng nông nghiệp
Trả lời:
Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Chọn A
Câu 8: Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với những phần lãnh thổ của mình bị nước ngoài chiếm đóng là
A. Đài Loan, Hồng Công
B. Đài Loan, Ma Cao
C. Hông Công, Ma Cao, Đài Loan
D. Hồng Công, Ma Cao
Trả lời:
Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999).
Chọn D
1. ☐ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Á là khu vực ít chịu ảnh hưởng của tình trạng “chiến tranh lạnh“ giữa hai cực, hai siêu cường Xô - Mĩ
2. ☐ Trước sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế của một số nước Châu Á nhiều thập niên cuối thế kỉ XX, nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ cảu Châu Á”
3. ☐ Với thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập đã làm cho hệ thống XHCN được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á.
4. ☐ Trung Quốc bắt tay vào việc xây dựng XHCN trong điều kiện khó khăn vì chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ, không nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài
5. ☐ Đến nay, Trung Quốc đã thu hồi được toàn bộ cộ phần lãnh thổ của mình, đó là: Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan.
Trả lời:
- Đúng: 2,3;
- Sai: 1, 4, 5
Trả lời:
Trả lời:
- Ý nghĩa trong nước ...
- Ý nghĩa quốc tế ...
Trả lời:
- Ý nghĩa trong nước:
+ Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
+ Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
- Ý nghĩa quốc tế:
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.