Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 4 (mới 2023 + 16 câu trắc nghiệm): Các nước châu Á

Tải xuống 14 4.4 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4: Các nước châu Á đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 14 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 4: Các nước châu Á và 16 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 4: Các nước châu Á môn Lịch sử lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 4: Các nước châu Á Lịch sử lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4: Các nước châu Á:

LỊCH SỬ 9 BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 4: Các nước châu Á

I. Tình hình chung

   - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp châu Á.

   - Cuối những năm 50, phần lớn các quốc gia châu Á giành được độc lập.

   - Nửa sau thế kỉ XX, nhiều quốc gia châu Á nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á bị thực dân phương Tây xâm lược.

   - Sau Chiến tranh lạnh , một số nước châu Á diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai, khủng bố.

   - Một số nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,..thế kỉ XXI được dự đoán sẽ là thế kỉ của châu Á.

   - Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.

II. Trung Quốc

1.1. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

   - Từ 1946 – 1949, Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc với sự thất bại của Đảng Quốc dân.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 4: Các nước châu Á (hay, chi tiết)

Một số hình ảnh về cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc

   - Ngày 1- 10 – 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 4: Các nước châu Á (hay, chi tiết)

Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước XHND Trung Hoa

   - Ý nghĩa:

      + Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.

      + Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

      + Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

1.2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)

   - Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế.

   - Biện pháp:

      + Tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp.

      + Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

      + Xây dựng nền công nghiệp dân tộc.

      + Phát triển văn hóa giáo dục.

   - Kết quả: Công cuộc khôi phục kinh tế hoàn thành thắng lợi.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 4: Các nước châu Á (hay, chi tiết)

Lược đồ nước CHND Trung Hoa sau ngày thành lập

   - Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) đạt được nhiều thành tựu, bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt.

   - Về đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới, địa vị quốc tế được khẳng định.

1.3. Đất nước trong thời kì biến động

   - Những năm 1959 – 1978 Trung Quốc trải qua nhiều biến động.

   - Đề ra đường lối “Ba ngọn cờ hồng” với mục tiêu nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

   - Phong trào “Đại nhảy vọt” làm cho nền kinh tế trở nên hỗn loạn, đời sống nhân dân điêu đứng.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 4: Các nước châu Á (hay, chi tiết)

Bích chương tuyên truyền của Đại nhảy vọt

   - Nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra cuộc tranh giành quyền lực gay gắt, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” gây nên tình trạng hỗn loạn trong nước và để lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

1.4. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ 1978 đến nay)

   - Tháng 12/1978, Trung ương ĐCS Trung Quốc đề ra đường lối mở cửa.

   - Chủ trương:

      + Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

      + Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

      + Thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh dân chủ, văn minh.

   - Thành tựu:

      + Kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

      + Giai đoạn 1979 – 2000, GDP tăng trung bình hàng năm 9,6%.

      + Thu nhập bình quân tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 4: Các nước châu Á (hay, chi tiết)

Thành phố Thượng Hải ngày nay

   - Đối ngoại:

      + Bình thường hóa mối quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Ấn Độ, Việt Nam, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao.

      + Mở rộng quan hệ hữu nghị hớp tác với hầu hết các nước trên thế giới.

      + Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7 – 1977) và Ma Cao (12 – 1999).

Phần 2: 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4: Các nước châu Á

Câu 1 Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?  

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc

B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc

C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Lời giải

 Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ toàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tư do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?  

A. Hồng Công

B. Ma Cao

C. Đài Loan

D. Bành Hồ

Lời giải

 Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12 – 1999).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?

A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

B. Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa sang hội từ châu Âu sang châu Á

C. Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

D. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Lời giải

 Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã:

- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

- Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

B. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

D. Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Lời giải

 Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP tăng trung bình 9,6%/năm, đứng hàng thứ 7 thế giới…Đây là điểm nổi bật nhất của tình hình kinh tế Trung Quốc giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Yếu tố quyết định nào buộc Trung Quốc phải thực hiện đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978?  

A. Cuộc khủng hoảng trong nước từ năm 1959- 1978

B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

C. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

D. Xu thế toàn cầu hóa

Lời giải 

Trong những 1959-1978, đất nước Trung Quốc diễn ra nhiều những biến động. Việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đã khiến đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6 Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX?  

A. Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc

B. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh

C. Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo

D. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước

Lời giải 

Gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi:

-  Diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc ở các thuộc địa cũ.

- Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh.

- Những xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?  

A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX

B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX

C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX

D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Lời giải

 Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8 Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng chất xám

C. Cách mạng trắng

D. Cách mạng nhung

Lời giải 

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?  

A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Lời giải 

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10 Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

A. Nam Kinh được giải phóng

B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

D. Bắc Kinh được giải phóng

Lời giải

Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11  Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?  

A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Lời giải

Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12 “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?  

A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

D. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Lời giải

 Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) là gì?  

A. Hoàn cảnh cải cách

B. Trọng tâm cải cách

C. Vai trò của Đảng cộng sản

D. Kết quả

Lời giải

 Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô và Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách cho 2 quốc gia này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14 Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?  

A. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập

B. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN

C. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới

Lời giải

 Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập. Đây là biến đổi quan trọng nhất, quyết định những biến đổi tiếp theo của khu vực.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15 Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?  

A. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo

B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo

C. Nhât Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo

D. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc

Lời giải 

Có 4 quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Con rồng châu Á”: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Xingapo

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16 Mục tiêu lớn nhất của đường lối đổi mới trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc 12-1978 là?

A. Đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh

B. Tập trung phát triển kinh tế

C. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

D. Cải cách mạnh mẽ về chính trị

Lời giải

Công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay) nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.

Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống