Lý thuyết GDQP 10 Bài 12 (Kết nối tri thức 2024): Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

6.3 K

Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

GDQP lớp 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Phần 1. Lý thuyết GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

1. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường

a. Bong gân

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Bong gân (minh họa)

- Biện pháp cấp cứu:

+ Băng ép nhẹ

+ Ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá;

+ Băng cố định nếu có điều kiện;

+ Tập vận động ngay khi bớt đau;

+ Nếu bong gân nặng chuyển ngay tới cơ sở y tế.

- Biện pháp đề phòng: khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục, thể thao.

b. Sai khớp

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Sai khớp (minh họa)

- Biện pháp cấp cứu: Để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện.

- Biện pháp đề phòng: Khi hoạt động phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn. Kiểm tra kỹ về an toàn ở nơi lao động, luyện tập.

c. Điện giật

- Biện pháp cấp cứu:

+ Nhanh chóng cách li nạn nhân khỏi nguồn điện

+ Nạn nhân không còn thở thì hô hấp nhân tạo

+ Khi nạn nhân thở được thì chuyển đến bệnh viện

- Biện pháp đề phòng

+ Bảo đảm an toàn các nguồn điện, chống chảy, nổ, rò rit, chập điện.

+ Không để trẻ em gần ổ cắm và công tắc điện

d. Đuối nước

- Biện pháp cấp cứu:

+ Nhanh chóng vớt nạn nhân lên bờ bằng mọi cách

+ Hô hấp nhân tạo/ ép tim ngoài lồng ngực

+ Chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp

- Biện pháp đề phòng:

+ Thực hiện nghiêm các quy định về giao thông đường thuỷ và quy tắc an toàn khi bơi, làm việc dưới nước

+ Quản lí trẻ em và hướng dẫn kỹ năng bơi lội

e. Ngất

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

- Biện pháp cấp cứu:

+ Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu ngửa ra sau

+ Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm, dãi (nếu có) ở mũi, miệng

+ Cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông

+ Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc, cho ngửi amoniac ( nếu có điều kiện )

- Biện pháp đề phòng:

+ Trong quá trình lao động, lyện tập phải bảo đảm an toàn

+ Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, cần làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lý

f. Rắn cắn

- Biện pháp cấp cứu:

+ Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.

+ Nằm bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc

+ Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước

+ Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương ở phía trên vết thương và mang tới cơ sở ý tế gần nhất

- Biện pháp đề phòng:

+ Biết về các loại rắn và nơi chúng sống

+ Đi ủng, giày cao cổ và quần dài (nhất là trong đêm tối)

+ Phát quang khu vực xung quanh để rắn k trú ẩn

g. Say nắng, say nóng

- Biện pháp cấp cứu:

+ Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát

+ Nới lỏng quần áo, quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá

+ Cho uống orezol hoặc nước đường chanh, muối

+ Trường hợp nặng thì đưa tới bệnh viện

- Biện pháp đề phòng:

+ Ăn uống đủ chất

+ Khi làm việc dưới trời nắng phải đội mũ, nón, bảo hộ lao động và thông gió tốt, không hoạt động dưới trời nắng gắt, luyện tập tắng dần khả năng chịu đựng, thích nghi với thời tiết nắng, nóng

2. Kĩ thuật bằng vết thương

- Mục đích băng: Bảo vệ vết thương khỏi bị ô nhiễm thêm, cầm máu tại vết thương, bảo vệ vết thương.

- Nguyên tắc băng: Băng kín, không bỏ sót vết thương, băng đủ chặt, không làm ô nhiễm vết thương, băng sớm.

- Khi sử dụng bằng cuộn (băng cá nhân) có thể bằng theo các kiểu:

+ Băng vòng tròn

+ Băng vòng xoắn (xoắn ốc, rắn cuốn)

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Kiểu băng vòng xoắn (minh họa)

+ Băng số 8

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

+ Băng vòng xoắn có gấp nếp (chữ nhân)

+ Băng kiểu đặc biệt (băng đầu, trán).

- Thành thạo kiểu băng vòng xoắn và băng số 8 sẽ dễ dàng áp dụng vào băng cụ thể cho tất cả các vị trí trên cơ thể

3. Kĩ thuật cầm máu tạm thời

- Mục đích: Nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu, vì mất nhiều màu sẽ gây sốc nặng.

- Nguyên tắc: Rất khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu; xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.

- Các biện pháp cầm máu tạm thời gồm:

+ Băng ép

+ Băng nút.

+ Gấp chi tối đa

+ Ấn động mạch

+ Băng chèn

+ Garô.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Gấp chi tối đa (minh họa)

Kĩ thuật ga-rô (minh họa)

4. Kĩ thuật cố định gãy xương

- Mục đích: Nhằm giữ cho ổ gãy được tương đối ổn định, người bị thương được vận chuyện an toàn đến cơ sở y tế.

- Nguyên tắc:

+ Giảm đau trước khi cố định gãy xương, nẹp phải được cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy

+ Có thể nhẹ nhàng kéo chỉnh lại trục chi bột biến dạng nếu được giảm đau thật tốt

+ Trước khi đặt nẹp cố định phải lót bông, gạc hoặc vải mềm chống loét điểm tì.

5. Kĩ thuật sơ cứu bỏng

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

6. Hô hấp nhân tạo

- Hô hấp nhân tạo là một cách làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi người bị thương ngạt thở.

- Phương pháp hô hấp nhân tạo: Thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực, phương pháp Nin-sen (Nielsen), phương pháp Xin-vetstơ (Sylvester). Trong đó, ép tim ngoài lông ngực - thôi ngạt là phương pháp dễ làm, hiệu quả cao.

- Phương pháp Ép tim ngoài lồng ngực – Thổi ngạt

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Ép tim ngoài lồng ngực – thổi ngạt

- Ép tim ngoài lồng ngực:

+ Đặt người bị nạn nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.

+ Người cấp cứu quỳ hoặc đứng bên cạnh người bị nạn, đặt bàn tay vào chính giữa 1/2 dưới xương ức người bị nạn, hai tay đan vào nhau, duỗi thẳng khuỷu tay sao cho vai, cánh tay và cẳng tay vuông góc với lồng ngực người bị nạn.

+ Tiến hành ép mạnh (ép sâu 5 – 6 cm), ép nhanh (tốc độ 100 – 120 nhịp/phút).

+ Phương châm là: “Ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép”.

- Thổi ngạt:

+ Một tay bóp kín hai bên mũi, một tay đẩy mạnh cằm cho miệng hé ra, hít hơi thật mạnh rồi áp miệng mình sát miệng người bị nạn thổi ra mạnh.

+ Làm liên tiếp như thế với nhịp độ 15 – 20 lần/phút (khi thổi ngạt thì không ép tim).

+ Phối hợp ép tim và thổi ngạt theo chu kì 30:2 (ép tim 30 lần, sau đó ngừng ép, thổi ngạt 2 lần). Sau mỗi 2 phút (khoảng 5 chu kì), ngừng ép tim để kiểm tra mạch (kiểm tra không quá 10 giây), nếu không có mạch, tiếp tục thực hiện các chu kì ép tim và thổi ngạt như trên.

Lưu ý: Nếu có thêm người cấp cứu, nên đổi vị trí người ép tim và người thổi ngạt sau mỗi 5 chu kì hoặc sau mỗi 2 phút để tránh bị mệt và tăng hiệu quả ép tim.

7. Kĩ thuật chuyền thương

- Chuyến thương nhằm nhanh chóng đưa người bị thương đến nơi an toàn, đến cơ sở y tế để điều trị.

- Phương pháp chuyến thượng phải thích hợp với yêu cầu của vết thương.

+ Người bị thương gãy xương đùi, có vết thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng.

+ Chuyển người bị thương có thể bằng tay không (công, dìu, vác, bế,...) hoặc bằng cáng (cáng bạt, cáng võng,...).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Câu 1. Nẹp cẳng chân gồm 2 hoặc 3 nẹp, rộng 5 – 6 cm, dày 0.8 – 1 cm, dài khoảng

A. 30 cm.

B. 40 cm.

C. 50 cm.

D. 60 cm.

Đáp án đúng là: D

Nẹp cẳng chân gồm 2 hoặc 3 nẹp, rộng 5 – 6 cm, dày 0.8 – 1 cm, dài khoảng 60 cm.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc băng vết thương?

A. Băng kín, không bỏ sót vết thương.

B. Băng đủ chặt.

C. Không làm ô nhiễm vết thương.

D. Băng muộn.

Đáp án đúng là: D

Nguyên tắc băng vết thương: băng kín, không bỏ sót vết thương; băng đủ chặt; không làm ô nhiễm vết thương; băng sớm.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng phương châm khi ép tim ngoài lồng ngực?

A. Ép nhanh.

B. Ép mạnh.

C. Ép gián đoạn.

D. Để ngực phồng lên sau mỗi lần ép.

Đáp án đúng là: C

Phương châm khi ép tim ngoài lồng ngực: “Ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên sau mỗi lần ép”.

Câu 4. Khi có hai người cấp cứu, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất được tiến hành như thế nào?

A. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần.

B. Thổi ngạt 3 lần, ép tim 5 lần.

C. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 10 lần.

D. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần.

Đáp án đúng là: A

Khi có hai người cấp cứu, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất được tiến hành theo chu kì 1 lần thổi ngạt – 5 lần ép tim để tăng hiệu quả (SGK – trang 80).

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tác cố định xương gãy?

A. Giảm đau trước khi cố định xương gãy.

B. Chỉ cần nẹp cố định khớp trên của ổ xương gãy.

C. Nẹp phải được cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.

D. Trước khi đặt nẹp cố định phải lót bông, gạc hoặc vải mềm.

Đáp án đúng là: B

- Nguyên tắc cố định xương gãy:

+ Giảm đau trước khi cố định xương gãy.

+ Nẹp phải được cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.

+ Trước khi đặt nẹp cố định phải lót bông, gạc hoặc vải mềm.

Câu 6. Việc cầm máu tạm thời được tiến hành nhằm mục đích gì?

A. Giữ cho ổ xương gãy được tương đối ổn định.

B. Nhanh chóng đưa người bị thương đến nơi an toàn.

C. Nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu.

D. Bảo vệ vết thương khỏi bị ô nhiễm, cầm máu tại vết thương.

Đáp án đúng là: C

Mục đích của việc cầm máu tạm thời: nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu, vì mất máu quá nhiều sẽ gây sốc nặng. ( SGK - trang 77 )

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc của kĩ thuật cầm máu tạm thời?

A. Nhanh chóng làm ngừng máu chảy.

B. Xử lý đúng tính chất của vết thương.

C. Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.

D. Giữ cho ổ xương gãy được ổn định.

Đáp án đúng là: D

- Nguyên tắc của kĩ thuật cầm máu tạm thời:

+ Nhanh chóng làm ngừng máu chảy.

+ Xử lý đúng tính chất của vết thương.

+ Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.

Câu 8.Biến pháp nào dưới đây không được tiến hành để cầm máu tạm thời?

A. Gấp chi tối đa.

B. Ấn động mạch.

C. Băng chèn.

D. Ép tim ngoài lồng ngực.

Đáp án đúng là: D

- Các biện pháp cầm máu tạm thời gồm: băng ép, băng nút, gấp chi tối đa, ấn động mạch, băng chèn và garo… (SGK – trang 77).

Câu 9. Bước đầu tiên khi tiến hành đặt garô là gì?

A. Lót gạc chỗ định đặt garô.

B. Ấn động mạch phía trên vết thương.

C. Băng vết thương và làm các thủ tục cần thiết.

D. Đặt garô rồi từ từ xoắn đến khi không thấy máu chảy.

Đáp án đúng là: B

Bước đầu tiên khi tiến hành garo là ấn động mạch ở phía trên vết thương sau đó lót vải hoặc gạc ở chỗ định garo (SGK - trang 78)

Câu 10. Nẹp cẳng tay gồm 2 nẹp, rộng 5 cm, dày 0.5 - 0.7 cm và có chiều dài là

A. 30 cm và 35 cm.

B. 20 cm và 35 cm.

C. 25 cm và 30 cm.

D. 30 cm và 30 cm.

Đáp án đúng là: A

Nẹp cẳng tay gồm 2 nẹp, rộng 5 cm, dày 0.5 - 0.7 cm và có chiều dài là 30 cm và 35 cm.

Câu 11. Người bị gãy xương đùi phải được vận chuyển bằng kĩ thuật chuyển thương nào dưới đây?

A. Chuyển thương bằng cáng cứng.

B. Bế người bị thương.

C. Cõng người bị thương.

D. Vác người bị thương.

Đáp án đúng là: A

Người bị gãy xương đùi, có vết thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng (SGK – trang 81).

Câu 12. Kĩ thuật chuyển thương nào dưới đây được áp dụng đối với nạn nhân có vết thương cột sống?

A. Bế người bị thương.

B. Chuyển thương bằng cáng mềm.

C. Vác người bị thương.

D. Chuyển thương bằng cáng cứng.

Đáp án đúng là: D

Người bị gãy xương đùi, có vết thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng (SGK – trang 81).

Câu 13. Để đề phòng say nóng, say nắng, chúng ta cần chú ý điều gì?

A. Có thể ăn uống thất thường, thiếu chất nhưng phải uống đủ nước.

B. Đội mũ, nón, mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc dưới trời nắng.

C. Tuyệt đối không vận động, chỉ ở những nơi thoáng, mát khi trời nắng.

D.Tăng cường độ làm việc dưới trời nắng gắt để tăng khả năng thích nghi.

Đáp án đúng là: B

Để đề phòng say nóng, say nắng, chúng ta cần chú ý:

+ Ăng uống đủ chất, uống đủ nước.

+ Đội mũ, nón, mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc dưới trời nắng.

+ Luyện tập dần khả năng chịu đựng, thích nghi với thời tiết nắng, nóng.

Câu 14. Cần lưu ý điều gì khi cấp cứu nạn nhân bị rắn độc cắn?

A. Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.

B. Bất động và đặt nơi bị rắn cắn cao hơn so với tim.

C. Đưa ngay nạn nhân đến viện, không rửa vết thương.

D. Băng chun lên vết thương và băng ở phía dưới vết thương.

Đáp án đúng là: A

- Khi cấp cứu nạn nhân bị rắn độc cắn, cần lưu ý:

+ Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.

+ Bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.

+ Rửa vết thương bằng xà phòng và nước.

+ Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương và băng ở phía trên vết thương.

+ Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp sơ cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng?

A. Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần, áo.

B. Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá.

C. Cho nạn nhân uống nước đường và muối hoặc nước orezol.

D. Không cần cấp cứu tại chỗ mà nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện.

Đáp án đúng là: D

- Biện pháp sơ cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng:

+ Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần, áo.

+ Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá.

+ Cho nạn nhân uống nước đường và muối hoặc nước orezol.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

LT GDQP 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

LT GDQP 10 Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng

LT GDQP 10 Bài 10: Đội ngũ tiểu đội

LT GDQP 10 Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

LT GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Đánh giá

0

0 đánh giá