Lý thuyết GDQP 10 Bài 3 (Kết nối tri thức 2024): Ma túy, tác hại của ma túy

8.9 K

Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

GDQP lớp 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Phần 1. Lý thuyết GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

I. Quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy

1. Thế nào là chất ma tuý

- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

- Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Chất ma túy (minh họa)

2. Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma tuý

- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Bộ luật này quy định các tội phạm về ma tuý tại Chương XX, gồm 13 điều luật, từ Điều 247 đến Điều 259

- Luật phòng, chống ma tuý 2021 bao gồm 8 Chương, 55 Điều. Luật này quy định về phòng, chống ma tuý

- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: gồm 5 Chương, 29 Điều từ Điều 89 đến Điều 118. Quy định các biện pháp xử lý hành chính

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP: Điều 21 quy định “Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý”.

II. Tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện

1. Tác hại của ma tuý

-Tổn hại về sức khoẻ thể chất, tổn hại về sức khoẻ tâm thần; huỷ hoại đạo đức, nhân cách, có thể thực hiện các hành vsi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi của mình

- Làm tiêu tốn tài sản gia đình, người thân trong gia đình luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm vì có người nghiện; thường có xung đột, cãi vã, đánh chửi, ảnh hưởng đến giống nòi,...

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Ma túy làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

- Ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, cả số lượng và chất lượng, chi phí cho công tác phòng, chống ma tuý, chữa bệnh, cai nghiện,... đều tăng lên; đầu tư nước ngoài bị giảm sút,...

- Người nghiện ma tuý có thể gây nên các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, giết người, làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm,...

2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý

- Thường bị rối loạn về tâm lý, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma tuý và dễ bị tái nghiện ma tuý.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

- Thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn

- Hay tụ tập bạn bè, tính tình cáu gắt, thích một mình, lười lao động, da xanh tái, trầm cảm

- Dễ bị kích động, không làm chủ được hành vi, ảo giác, manh động, bạo lực.

3. Hình thức, con đường gây nghiện ma tuý

- Bản thân chủ động tìm đến với ma tuý và sử dụng những chất này.

- Do tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma tuý.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

- Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi với bạn bè xung quanh.

- Bị bạn bè lôi kéo, xúi giục, kích động sử dụng chất ma tuý.

- Bị các đối tượng khác cưỡng bức sử dụng chất ma tuý.

III. Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng, chống ma túy

- Nhận thức đầy đủ về hậu quả và tác hại của ma tuý.

- Chủ động bảo vệ bản thân.

- Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.

- Không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.

- Thực hiện nghiêm các quy định, chương trình, hoạt động của nhà trường về phòng, chống ma tuý.

- Vận động thành viên gia đình, bạn bè, cộng đồng nơi cư trú thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

- Kịp thời tố giác người có hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý cho gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng.

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Câu 1. Hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm tội phạm về ma túy?

A. Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý

B. Sản xuất, sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma tuý.

C. Vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.

D. Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh.

Đáp án đúng: D

- Hành vi: Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh không thuộc nhóm tội phạm về ma túy.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến bản thân người nghiện ma túy?

A. Bị tổn hại về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.

B. Hủy hoại đạo đức, nhân cách; làm tiêu tốn tài sản.

C. Bị ức chế thần kinh nhưng không lệ thuộc vào thuốc.

D. Không tỉnh táo, không làm chủ được hành vi của mình.

Đáp án đúng: C

- Tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện ma túy:

+ Tổn hại về sức khoẻ thể chất, tổn hại về sức khoẻ tâm thần;

+ Huỷ hoại đạo đức, nhân cách

+ Có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi

+ Làm tiêu tốn tài sản…

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến gia đình người nghiện ma túy?

A. Làm tiêu tốn tài sản gia đình

B.Người thân luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm.

C. Thường có xung đột, cãi vã; ảnh hưởng đến giống nòi.

D. Gia đình hạnh phúc, mọi thành viên yêu thương nhau hơn.

Đáp án đúng: D

- Tác hại của ma túy đối với gia đình người nghiện ma túy:

+ Làm tiêu tốn tài sản gia đình

+ Người thân trong gia đình luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm vì có người nghiện;

+ Thường có xung đột, cãi vã, đánh chửi, ảnh hưởng đến giống nòi,...

Câu 4. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với trật tự an toàn xã hội?

A. Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.

B. Tăng chi phí cho công tác phòng chống ma túy.

C. Suy giảm chất lượng nguồn nhân lực lao động.

D. Suy giảm các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm.

Đáp án đúng: A

- Tác hại của ma túy đối với trật tự an toàn xã hội:

+ Người nghiện ma tuý có thể gây nên các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, giết người…

+ Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS

+ Gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm,...

Câu 5. Người nghiện ma túy thường

A. bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách.

B. dễ dàng từ bỏ ma túy và không bị tái nghiện.

C. chăm lo vệ sinh cá nhân do ưa thích sạch sẽ.

D. dễ dàng làm chủ được hành vi của mình.

Đáp án đúng là: A

Người nghiện ma túy thường bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma túy và dễ bị tái nghiện ma túy.

Câu 6. Chất nào dưới đây không thuộc nhóm chất ma túy?

A. Nhựa cây thuốc phiện.

B. Thảo quả khô.

C. Cần sa thảo mộc.

D. Heroine mà ma túy đá.

Đáp án đúng: B

Thảo quả là một loại thảo mộc có vị cay nóng, mùi thơm, thường được sử dụng trong ẩm thực và làm thuốc chữa bệnh. Thảo quả không thuộc nhóm chất ma túy.

Câu 7. Chất hướng thần là chất

A. kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây ảo giác; sử dụng nhiều có thể gây nghiện.

B. an thần, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, sử dụng nhiều có thể gây nghiện.

C. kích thích hoặc ức chế thần kinh, nảy sinh ảo giác nhưng không gây nghiện.

D. tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt, giảm tình trạng sưng tấy và không gây nghiện.

Đáp án đúng: A

- Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Câu 8. “Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Chất gây nghiện.

B. Chất hướng thần.

C. Chất an thần.

D. Chất giảm đau.

Đáp án đúng là: A

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Câu 9. Hình ảnh dưới đây phản ánh chất ma túy nào?

Trắc nghiệm GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Ma túy, tác hại của ma túy

A. Cây cần sa.

B. Lá Khat.

C. Cây Cát đằng.

D. Cây thuốc phiện.

Đáp án đúng: D

Hình ảnh trên phản ánh về cây thuốc phiện.

Câu 10. Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành mấy loại?

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Đáp án đúng: B

Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành 3 loại là: ma túy có nguồn gốc tự nhiên; ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng khi bàn về con đường dẫn đến nghiện ma túy?

A. Tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma túy.

B. Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi với bạn bè.

C. Bị bạn bè lôi kép, xúi giục, kích động sử dụng ma túy.

D. Ma túy là một loại thuốc được kê đơn để bồi bổ cơ thể.

Đáp án đúng là: D

- Các con đường gây nghiện ma tuý

+ Bản thân chủ động tìm đến với ma tuý và sử dụng những chất này.

+ Do tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma tuý.

+ Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cải tôi với bạn bè xung quanh.

+ Bị bạn bè lôi kéo, xúi giục, kích động sử dụng chất ma tuý.

+ Bị các đối tượng khác cưỡng bức sử dụng chất ma tuý…

Câu 12. Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý điều gì?

A. Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.

B. Chỉ dùng thử chất ma túy một lần duy nhất để biết.

C. Buông thả bản thân khi đã mắc nghiện ma túy.

D. Thụ động trong việc bảo vệ bản thân.

Đáp án đúng là: A

Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý:

- Tuyệt đối không được dùng thử các chất ma túy.

- Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.

- Từ chối lời mời, rủ rê của người khác về việc sử dụng chất ma túy.

- Chủ động bảo vệ bản thân

- Quyết tâm cai nghiện ma túy khi mắc nghiện.

Câu 13. Khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đề nghị bạn/ người thân cho mình sử dụng thử một lần để biết cảm giác.

B. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.

C. Nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.

D. Tuyệt đối che dấu thông tin để bảo vệ người thân, bạn bè.

Đáp án đúng: C

Khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy, em nên nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất, để lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp xử lí.

Câu 14. Loại cây nào dưới đây không được sử dụng để điều chế ma túy?

A. Thuốc phiện.

B. Cần sa.

C. Lá Khát.

D. Bông mã đề.

Đáp án đúng: D

Bông mã đề có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu rất tốt, vì thế ngoài việc ăn món canh mã đề trong các bữa ăn thì không ít người còn dùng thảo dược này để sắc nước uống nhằm lợi tiểu và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Bông mã đề không được sử dụng để điều chế ma túy.

Câu 15.Gần đây, X thấy anh trai gieo trồng cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. X tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, X đã lên internet tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần sa - một loại cây dùng để điều chế ma túy. X khuyên anh không nên trồng loại cây đó và cần tới cơ quan công an để đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật.

Theo em, trong tình huống trên, những nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?

A. X và anh trai của X.

B. Không có nhân vật nào.

C. Bạn X.

D. Anh trai của X.

Đáp án đúng là: D

Trong trường hợp trên: anh trai của X đã vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội vì đã trồng cây cần sa - đây là một loại cây có chứa chất gây nghiện.

Câu 16. Bà K vô tình phát hiện con trai mình là anh T có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, vì “thương con”, không muốn con trai vướng vào vòng lao lí, nên bà K đã bao che, không tố giác hành vi của anh T.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?

A. Anh T.

B. Bà K.

C. Anh T và bà K.

D. Không nhân vật nào vi phạm.

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên:

+ Anh T vi phạm pháp luật vì đã mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

+ Bà K cũng vi phạm pháp luật vì đã bao che, không tố giác hành vi vi phạm của con trai.

Câu 17. Ông A mở cửa hàng bán cà phê nhưng lợi dụng để bán cả ma túy. Thấy C đang là học sinh THPT, lại ham chơi, hay bỏ học nên ông A đã dụ dỗ C sử dụng chất ma túy. Sau khi thấy C nghiện, ông A đã ép buộc C phải đi vận chuyển ma túy giúp ông ta. K là bạn thân của C, thấy C có nhiều biểu hiện lạ, K đã bí mật theo dõi C. Sau khi phát hiện sự việc, K đã nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan công an.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?

A. Ông A.

B. Bạn C.

C. Bạn K.

D. Bạn C và bạn K.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, bạn K không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Ông A và bạn C đều vi phạm pháp luật vì đã: tàng trữ, sử dụng, mua bán và vận chuyển trái phép chấ ma túy.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

LT GDQP 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

LT GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

LT GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

LT GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

LT GDQP 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Đánh giá

0

0 đánh giá