SBT Vật lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lý của âm | Giải SBT Vật Lí lớp 12

2.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Vật Lí lớp 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lý của âm chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Vật Lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lý của âm

Giải SBT Vật Lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lý của âm

Bài 11.1 trang 28 SBT Vật Lí 12: Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn luôn khác nhau về

A. độ cao.

B. độ to.

C. âm sắc.

D. cả độ cao, độ to lẫn âm nhạc.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết các đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn luôn khác nhau về âm sắc.

Chọn C

Bài 11.2 trang 28 SBT Vật Lí 12: Chọn phát biểu đúng.

A. Âm MÌ trầm hơn và có tần số gấp đôi tần số của âm MÍ.

B. Âm MÌ trầm hơn và có tần số bằng một nửa tần số âm MÍ.               

C. Âm MÌ cao hơn và có tần số gấp đôi tần số của âm MÍ.

D. Âm MÌ cao hơn và có tần số bằng một nửa tần số của âm MÍ.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết các đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Âm trầm (bổng) hay độ cao của âm gắn với tần số của âm, âm càng cao (bổng) khi tần số càng lớn

Chọn B

Bài 11.3 trang 29 SBT Vật Lí 12: Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?

A. Tần số.                   B. Cường độ.

C. Mức cường độ.       D. Đồ thị dao động.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết các đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Âm trầm (bổng) hay độ cao của âm gắn với tần số của âm, âm càng cao (bổng) khi tần số càng lớn

Chọn A

Bài 11.4 trang 29 SBT Vật Lí 12: Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?

A. Tần số.                   B. Cường độ.

C. Mức cường độ.       D. Đồ thị dao động.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết các đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Độ cao của âm gắn liền với mức cường độ âm.

Chọn C

Bài 11.5 trang 29 SBT Vật Lí 12: Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?

A. Tần số.                    B. Cường độ.

C. Mức cường độ.       D. Đồ thị dao động.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết các đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Âm sắc là đặc trưng sinh lí gắn liền với đồ thị dao động âm.

Chọn D

Bài 11.6 trang 29 SBT Vật Lí 12: Chỉ ra phát biểu sai.

Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng

A. độ cao.                    B. cường độ.

C. độ to.                       D. âm sắc.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết các đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) ở hai nhạc cụ khác nhau thì không thể cùng âm sắc.

Chọn D

Bài 11.7 trang 29 SBT Vật Lí 12: Hai âm RE và SOL của cùng một dây đàn ghi ta có thể có cùng

A. độ cao.

B. cường độ.

C. độ to.

D. âm sắc.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết các đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Hai âm RE và SOL của cùng một dây đàn ghi ta có thể có cùng độ to

Chọn C

Bài 11.8 trang 29 SBT Vật Lí 12: Để có thể làm cho tiếng đàn oocgan nghe giống hệt tiếng đàn pianô hoặc tiếng kèn saxo,... người ta phải thay đổi

A. độ cao.

B. tần số.

C. độ to.

D. âm sắc của âm phát ra.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết các đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Để có thể làm cho tiếng đàn oocgan nghe giống hệt tiếng đàn pianô hoặc tiếng kèn saxo,... người ta phải thay đổi âm sắc của âm phát ra

Chọn D

Bài 11.9 trang 29 SBT Vật Lí 12:  Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là

A. độ to của âm.

B. mức cường độ âm.

C. độ cao của âm.

D. cường độ âm.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa cường độ âm.

Lời giải:

Cường độ âm là năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.

Chọn D

Bài 11.10 trang 29 SBT Vật Lí 12:  Khái niệm âm sắc chỉ có ý nghĩa khi ta nói về

A. hai âm có độ cao khác nhau, do hai nhạc cụ khác nhau phát ra.

B. hai âm có độ cao khác nhau, do cùng một nhạc cụ phát ra.

C. hai âm có cùng độ cao, do hai nhạc cụ khác nhau phát ra.

D. hai âm có cùng độ cao, do cùng một nhạc cụ phát ra.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về đặc trưng sinh lí của âm.

Lời giải:

Khái niệm âm sắc chỉ có ý nghĩa khi ta nói về hai âm có cùng độ cao, do hai nhạc cụ khác nhau phát ra.

Chọn C

Đánh giá

0

0 đánh giá