Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Viết bài giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Viết bài giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
I. Mục đích của việc viết bài giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
Mỗi ngày có rất nhiều cuốn sách mới được xuất bản và phát hành trên thị trường. Mỗi cuốn sách cần có lời giới thiệu để giúp cho những người đọc ở các lứa tuổi, thị hiếu và như cầu đọc khác nhau dễ dàng lựa chọn sách phù hợp với mình.
Bên cạnh đó, còn có những bài giới thiệu sách nhằm mục đích trình bày kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật và phong cách sáng tác của nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch,…
II. Cấu trúc bài giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
Bạn hãy đọc hai văn bản giới thiệu sách dưới đây để hiểu được cấu trúc bài giới thiệu một tập thơ, một cuốn tiểu thuyết, qua đó học cách viết lời giới thiệu cuốn sách mà bạn yêu thích đến bạn bè và người thân của bạn.
Văn bản 1
GIEO TRONG BÓNG TỐI VÀ DỊCH CHUYỂN VỀ ÁNH SÁNG
Susan Blanshard (Su-sần Bờ-len-hát)
Với 14 cuốn sách đã được xuất bản, cho đến nay, tập thơ song ngữ mới nhất của Mai Văn Phấn, Những hạt giống của đêm và ngày, mang tiếng nói của nhà thơ đến với bạn đọc quốc tế. Giờ đây, công chúng yêu thơ khắp thế giới có thêm góc nhìn hiếm hoi về đất nước và văn hóa Việt Nam. Quá khứ mù sương, hiện tại không ngừng diễn tiến và tương lai bất khả đoán, tất cả được biểu hiện qua đôi mắt, trái tim và tâm hồn của nhà thơ, một trong những tác giả sáng tác nhiều và tạo được ấn tượng mạnh trong văn học Việt Nam đương đại.
Mai Văn Phấn viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tiếng Việt giàu biểu cảm, đa nghĩa, nhiều tượng trưng và mang tính ẩn dụ cao. Thơ ông đầy ắp những kỉ niệm, trải nghiệm, cảm xúc,… Trong tập thơ Những hạt giống của đêm và ngày, Mai Văn Phấn đã đào sâu vào sự thật. Ngôn từ của ông biểu lộ giá trị văn hóa, tinh thần, những truyền thống và tập tục của dân tộc Việt. Ở đây, nhà thơ cất tiếng nói về những niềm vui và nỗi buồn mà dân tộc ông trải qua.
Thơ ông soi sáng và khơi lộ những nghèo đói và bệnh tật, khổ đau và lạc hậu, đồng thời, nắm bắt được con tim và linh hồn, cũng như những cách diễn đạt của người Việt. Ngôn ngữ thơ ông luôn hướng về tương lai, như đất nước của ông đang chuyển động về phía trước. Nhà thơ trở thành một phần của sự chuyển biến trong xã hội. Người ta thường nói, một nhà thơ càng có ảnh hưởng lớn, khí quyển thơ càng độc đáo và lan tỏa,… thì càng tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực tới xã hội. Nhà thơ kiến tạo xã hội và thiên nhiên theo cách riêng của mình. Điều đắc ngộ hiếm hoi và chân thành ấy được bộc lộ không chút dè dặt trong cuốn sách được trông đợi này.
Nhà thơ Mai Văn Phấn nói: “Chúng tôi luôn hi vọng vào tương lai sáng sủa hơn, như những hạt giống được gieo trong bóng tối và dịch chuyển về ánh sáng”. Ông đã khám phá những bí ẩn, phức tạp của bản chất con người và thế giới tự nhiên. Một bình minh vừa rạng, con sâu trong nách lá, tiếng thở dài của thiếu phụ,.. Mai Văn Phấn đã thấy thế giới ấy qua nhãn quan của một nhà thơ có khả năng nhìn vào một thế giới khác. Phiên bản song ngữ này, được dịch từ nguyên tác của nhà thơ, cho người đọc có được cái nhìn sâu hơn vào đất nước Việt Nam của Mai Văn Phấn.
(In trong Lời nói đầu tập thơ song ngữ Việt - Anh Những hạt giống của đêm và ngày)
(Seeds of Night and Day) của Mai Văn Phấn, NXB Page Addie Press, Anh quốc, 2013;
NXB Hội Nhà văn, tái bản năm 2013)
Trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1 (trang 91 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Văn bản trên gồm mấy phần?
Trả lời:
Văn bản gồm ba phần.
+ Phần đầu là đoạn thứ nhất.
+ Phần thứ hai gồm hai đoạn.
+ Phần thứ ba: đoạn cuối.
Trả lời:
Phần đầu là đoạn thứ nhất. Trong đoạn này người viết giới thiệu nội dung tập thơ Những hạt giống của đêm và ngày của Mai Văn Phấn, đồng thời nêu cảm nhận chung của tác giả về tập thơ.
Trả lời:
Phần thứ hai gồm hai đoạn. Đoạn 1: Tác giả giới thiệu đặc trưng của ngôn ngữ thơ Mai Văn Phấn, giá trị văn hóa, tinh thần của tập thơ. Đoạn 2: Tác giả khẳng định giá trị soi sáng sự thật, đồng thời hướng tới tương lai của tập thơ.
Trả lời:
Phần thứ ba: đoạn cuối. Tác giả nhận xét về sự tinh tế, sâu sắc trong cách nhìn thế giới tự nhiên và thế giới tâm hồn của con người của nhà thơ, giúp người đọc hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Trả lời:
Qua bài viết này, từ cách viết Lời giới thiệu sách của tác giả, chúng ta có thể học được cách viết bài giới thiệu với cấu trúc ba phần, học được cách giới thiệu về ngôn ngữ, nội dung tập thơ, giá trị của tập thơ,…
Văn bản 2
LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
BI TRÁNG CHÂN DUNG NGƯỜI ANH HÙNG NHỎ TUỔI NƯỚC ĐẠI VIỆT
Hoàng Thảo
Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là tác phẩm gắn liền với nhiều thế hệ thiếu nhi. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính Trần Quốc Toản, người anh hùng nhỏ tuổi với khát khao mãnh liệt “Phá cường địch báo hoàng ân”.
Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất. Với mục đích hướng tới đối tượng độc giả trẻ tuổi, đặc biệt bao gồm cả thiếu nhi, Nguyễn Huy Tưởng đã trau chuốt kĩ lưỡng ngôn từ của mình. Nói về cách chấp bút của Nguyễn Huy Tưởng trong tác phẩm này, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết: “Ông viết kĩ từng câu, chọn từng từ, nương nhẹ như với những cánh hoa. Đồng thời, từ tốn và trang nghiêm, ông dẫn dắt các cháu đến với những khái niệm cơ bản về lịch sử, đất nước, dân tộc, con người”.
Tiểu thuyết này có rất nhiều nhân vật, cả ở bên ta cả ở bên Hán, tất cả đều được xây dựng để đặt vào mối quan hệ với nhân vật chính là người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Mới chỉ 15 tuổi nhưng Trần Quốc Toản đã không chịu được sự hống hách, ép bức cùng cực của vua tôi nhà Hán, đã một mực xin mẹ được ra đi để chiêu mộ binh lính đánh giặc. Tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng, dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toảnh đã được tác giả miêu tả rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ.
“Hoài Văn Hầu dẫn sáu trăm gã hào kiệt ầm ầm đi đuổi Toa Đô đang chạy tháo thân ra bể. Lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi. Dưới lá cờ bay cao, gươm giáo tua tủa như hàng rào, nghiêng nghiêng trong bụi mù, nhòa dần trong bóng chiều đổ xuống. Qua rừng, qua núi, qua đèo, qua sông, lá cờ sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hào kiệt đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên…” (trích từ tác phẩm)
Nguyễn Huy Tưởng là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử hào hùng, oanh liệt. Ông được coi là cây bút hàng đầu về đề tài lịch sử với đa dạng các thể loại, và thành công nhất là kịch và tiểu thuyết. Nổi bật nhất trong hai thể loại đó lần lượt là vở kịch Vũ Như Tô và tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Không phải ngẫu nhiên mà ông được đánh giá vào hàng những cây bút xuất sắc trong mảng lịch sử. Yêu cầu quan trọng nhất khi viết về đề tài này là người viết phải cung cấp thông tin liên quan đến sự vật, sự việc một cách chính xác, có độ tin cậy cao, không chỉ là xoay quanh những cảm xúc, suy nghĩ, hành động của nhân vật chính, mà là cả những chi tiết, diễn biến nhỏ như: nhân vật phụ, thời gian, địa điểm,… Nguyễn Huy Tưởng đã làm được cái việc ấy một cách rất xuất sắc. Ông khéo léo dựa trên nền tảng vững chắc lịch sử hào hùng của nước nhà, chắp thêm cánh cho nó để biến thành một tiểu thuyết lịch sử vừa hấp dẫn, vừa cung cấp cho người đọc những hiểu biết về những sự kiện đã xảy ra.
Như trong chính tác phẩm này, cái tài của Nguyễn Huy Tưởng nằm ở chỗ ông hình dung và xác lập ra những mốc thời gian, địa điểm của từng tình tiết nhỏ (hư cấu) một cách chi tiết, khoa học và logic. Ông đặt mình vào nội tâm từng nhân vật, để từ đó nêu bật được những suy nghĩ, cảm xúc của họ, kể cả tuyến nhân vật phụ như: mẹ của Trần Quốc Toản, Thế Lộc, Toa Đô,… rất hợp lí, hợp tình, để giúp cho người đọc có thể thâu tóm, bao quát được bức tranh sự kiện và có cái nhìn rõ hơn về từng nhân vật lịch sử.
Lá cờ thêu sáu chữ vàng bản song ngữ là sự lựa chọn hoàn hảo cho độc giả vừa muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà, vừa muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Tất cả các phần của quyển sách, từ lời giới thiệu đến phần truyện, đều được dịch sang tiếng Anh.
Phần dịch tiếng Anh được biên soạn bởi dịch giả, nhà ngoại giao Hoàng Túy. Là một tiểu thuyết hướng đến độc giả trẻ, đặc biệt bao gồm cả thiếu nhi, nên phần dịch khá dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc. Hoàng Túy đã sử dụng từ ngữ rất hợp lí, không quá sơ sài mà cũng không quá học thuật, kết hợp cùng cách sử dụng ngữ pháp thông dụng và giọng kể lôi cuốn. Vì là đề tài về lịch sử nên cũng có nhiều từ vựng khá ít gặp, nếu bạn nào đọc phần tiếng Việt rồi thì đều có thể đoán ra nghĩa, hoặc có thể tra từ điển để hiểu ý nghĩa của từ đó trong ngữ cảnh. Đây là một cách rất hiệu quả để làm phong phú vốn từ vựng của bản thân, đồng thời cũng nắm bắt được cách sử dụng linh hoạt các thì trong văn kể chuyện.
Với Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tác giả đã gặt hái được rất nhiều thành công, trong đó có những giải thưởng danh giá. Có thể khẳng định, đây là tác phẩm đưa tên tuổi Nguyễn Huy Tưởng vào hàng ngũ những cây bút hàng đầu cho thiếu nhi. Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một áng văn không nên bỏ lỡ với bất cứ ai yêu thích lịch sử Việt Nam.
(https://hoahoctro.tienphong.vn/la-co-theu-sau-chu-vang-bi-trang-chan-dung-nguoi-anh-hung-nho-tuoi-nuoc-dai-viet-post1236715.tpo)
Từ bài viết trên, hãy xác định đặc điểm của bài giới thiệu về một tập thơ, một tập truyện ngắn, một tiểu thuyết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1 (trang 94 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Xác định bố cục của bài viết.
Trả lời:
Văn bản chia làm ba phần:
- Phần 1: đoạn đầu. Nêu những thông tin chung về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
- Phần 2: đoạn 2 - đoạn 8. Giới thiệu tác phẩm và tài năng của tác giả. Một số thông tin về bản song ngữ.
- Phần 3: đoạn cuối. Khuyến khích người đọc nên đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Trả lời:
Nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Bi tráng chân dung người anh hùng nhỏ tuổi nước Đại Việt”:
- Nêu được tên tác phẩm.
- Cảm nhận của người viết đối với tác phẩm: cảm xúc trân trọng, khâm phục, man mác một nỗi buồn nhưng vẫn mang vẻ hào hùng từ người anh hùng nhỏ tuổi.
" Tạo sự hấp dẫn, thu hút đối với người đọc.
Trả lời:
Trong đoạn thứ nhất, người viết đã nêu những thông tin chung về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng:
- Tên tác phẩm: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Tác giả: Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
- Nhân vật chính: Trần Quốc Toản người anh hùng nhỏ tuổi với khát khao “Phá cường địch báo hoàng ân”.
Trả lời:
- Đoạn 2: tóm tắt bối cảnh câu chuyện và cách viết hướng đến người đọc trẻ tuổi của tác giả.
- Đoạn 3: giới thiệu các tuyến nhân vật, nêu nhận xét về tính cách nhân vật chính đồng thời nêu dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho nhận xét của mình.
- Đoạn 4: giới thiệu tài năng của tác giả trong việc viết truyện lịch sử.
- Đoạn 5: khẳng định tài năng của tác giả trong việc xác lập bối cảnh của câu chuyện từ tổng thể đến các chi tiết, tài miêu tả nội tâm nhân vật.
Trả lời:
- Lá cờ thêu sáu chữ vàng bản song ngữ là lựa chọn hoàn hảo cho độc giả vừa muốn tìm hiểu về lịch sử nước nhà, vừa muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.
- Phần dịch tiếng Anh được biên soạn bởi dịch giả, nhà ngoại giao Hoàng Túy: khá dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc.
- Có nhiều từ vựng về đề tài lịch sử khá ít gặp " Cách hiệu quả để làm phong phú vốn từ vựng, nắm bắt được cách sử dụng linh hoạt các thì trong văn kể chuyện.
Trả lời:
Trong đoạn cuối, tác giả đã khuyến khích người đọc nên đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng bằng cách đề cập đến thông tin:
- Đây là tác phẩm đạt nhiều giải thưởng.
- Tác giả là cây bút hàng đầu viết truyện lịch sử cho thiếu nhi.
Trả lời:
|
Văn bản 1 |
Văn bản 2 |
Điểm giống nhau |
Nội dung: Cùng giới thiệu một cuốn sách. Cấu trúc: Gồm ba phần |
|
Điểm khác nhau |
Nội dung: Giới thiệu tập thơ song ngữ Những hạt giống của đêm và ngày của nhà thơ Mai Văn Phấn. Cấu trúc: Gồm ba phần - Phần 1: đoạn đầu - Phần 2: đoạn 2 - đoạn 3 - Phần 3: đoạn cuối |
Nội dung: Giới thiệu cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Cấu trúc: Gồm ba phần - Phần 1: đoạn đầu - Phần 2: đoạn 2 - đoạn 8 - Phần 3: đoạn cuối |
III. Các bước thực hiện bài viết
1. Chuẩn bị
a. Xác định đề tài, mục đích viết, thu thập tư liệu
Để có thể thực hiện được bài viết của mình, bạn hãy:
- Xác định rõ yêu cầu của đề bài.
- Xác định mục đích, đối tượng người đọc của mình.
- Đọc kĩ cuốn sách mà bạn muốn giới thiệu.
- Tìm đọc một số thông tin về tác giả, những sáng tác của tác giả và những ý kiến đánh giá về cuốn sách của các nhà văn, nhà phê bình,… đăng trên các báo, các diễn đàn về cuốn sách (nếu có thể).
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng những ghi chép trong phần Thực hành đọc để chuẩn bị cho bài viết.
b. Tìm ý, lập dàn ý
* Mở bài: giới thiệu thông tin chung về cuốn sách, gồm hai ý:
- Tên sách, thể loại, tên tác giả.
- Nội dung chính của cuốn sách.
* Thân bài: tóm tắt nội dung sách, nêu một số nhận xét về nội dung và nghệ thuật của cuốn sách:
- Đối với tác phẩm thơ:
+ Nêu số lượng các bài thơ.
+ Trình bày mạch cảm xúc chung.
+ Nhận xét, đánh giá một vài điểm đặc biệt của tập thơ về cách cảm nhận, cách nhìn con người, cuộc đời, cách viết/phong cách sáng tác của tác giả, chỉ ra một vài điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và cách viết giữa các tác giả (nếu là tập thơ của nhiều tác giả).
- Đối với tập truyện:
+ Nêu số lượng các truyện.
+ Trình bày nội dung chung của cả tập.
+ Chỉ ra một vài điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và cách viết giữa các truyện và giữa các tác giả (nếu là tập truyện của nhiều tác giả).
+ Cảm nhận/đánh giá về một số nét đặc biệt trong phong cách sáng tác của tác giả/các tác giả.
- Đối với tiểu thuyết:
+ Bối cảnh (thời gian, địa điểm,…) xảy ra câu chuyện.
+ Các tuyến nhân vật, xung đột giữa các tuyến nhân vật/nhân vật.
+ Cảm nhận/đánh giá về một số nét đặc biệt trong phong cách sáng tác của tác giả.
* Kết bài
- Khẳng định về giá trị của tập thơ/tập truyện ngắn/tiểu thuyết.
- Đề xuất mọi người nên đọc.
2. Viết bài
Dựa trên dàn ý đã lập, bạn hãy viết thành một bài giới thiệu sách hoàn chỉnh với độ dài từ 600 đến 800 chữ. Khi viết, bạn có thể đặt nhan đề cho bài viết sao cho vừa thể hiện được nội dung chính của bài viết, vừa thu hút được người đọc.
Bài viết tham khảo
Tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” xuất bản hồi mùa xuân 1977 cùng một lúc ở New York, San Francisco, London và Sydney. Ít lâu sau nó được dịch ra bảy thứ tiếng, được bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh và giới phê bình đánh giá cao. Suốt mấy năm trời, nó là tác phẩm ăn khách nhất ở phương Tây. Điều đó cũng là công bằng, vì đây thực sự là một tác phẩm đặc sắc, có giá trị trong văn học phương Tây hiện nay.
Một điều đặc sắc nữa là tác giả của nó - Colleen McCullough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai đem lại vinh dự cho tác giả thì McCullough vẫn chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ra ở Úc, bang New South Wales, trong gia đình một công nhân xây dựng xuất thân từ Ireland. Thời thanh xuân McCullough ở Sydney, đã từng học trường của nhà thờ Công giáo, từ bé đã mơ ước trở thành bác sĩ, nhưng không có điều kiện để qua đại học Y. Bà đã thử làm một số nghề - làm báo, công tác thư viện, dạy học, rồi trở lại nghề Y, qua lớp đào tạo chuyên môn về sinh lý học thần kinh. Sau đó, bà đã làm việc tại các bệnh viện ở Sydney, London, Birmingham, rồi sang Mỹ, làm việc tại một trường Y thuộc trường đại học Yale. Năm 1974 bà viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên, không có tiếng vang gì hết. Tiếng chim hót trong bụi mận gai được thai nghén trong ngót bốn năm, rồi đầu mùa hè 1975, bà bắt tay vào viết liền một mạch trong mười tháng. Suốt thời gian ấy, bà vẫn bận túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.
Tác phẩm này có thể gọi là “Saga về gia đình Cleary”. Saga là hình thức văn xuôi cổ có tính chất anh hùng ca, kể chuyện một cách điềm đạm về những con người hùng dũng. Cuốn tiểu thuyết này viết về lịch sử của nửa thế kỷ của ba thế hệ một gia đình lao động - gia đình Cleary. Loại tiểu thuyết lịch sử gia đình từ trước đã có những thành công lớn như thiên sử thi vè dòng họ Foocsaito của Gonsuocthy, “Gia đình Thibaults” của Roger Martin du Gard, “Gia đình Artamonov” của M. Gorky. Đặc điểm chung của các tác phẩm đó là số phận gia đình tiêu biểu cho số phận của giai cấp tư sản, nó phản ánh sự phát triển và suy tôn của giai cấp tư sản, các thế hệ sau đoạn tuyệt với nền tảng truyền thống của gia đình. So sánh với những tác phẩm trên thì tác phẩm của McCullough có sự khác biệt, có cái độc đáo riêng của nó. Trước hết, đây là lịch sử của một gia đình lao động. Sự phát triển tính kế thừa và đổi mới của ba thế hệ gia đình này là hình mẫu thu nhỏ của lịch sử dân tộc. Các thế hệ sau kế thừa những nét tốt đẹp nhất của gia đình - tính cần cù, tự chủ, tính kiên cường đón nhận những đòn ác liệt của số phận, lòng tự hào gia đình, song đồng thời có những đổi khác nhịp bước với thời đại. Nếu Fiona gan góc chịu đựng mọi tai họa nhưng cam chịu số phận thì con gái bà là Meggie đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay Chúa Trời, và Justine, con gái của Meggie là một cô gái hiện đại, có những chuẩn mực đạo đức hoàn toàn khác. Cuốn tiểu thuyết xây dựng như truyện sử biên gia đình, tác giả tập trung vào những xung đột tâm lý - đạo đức nhiều hơn là những vấn đề giai cấp - xã hội. Các nhân vật tuy vẫn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, nhưng chủ yếu là ứng xử theo tính cách riêng của mình nhiều hơn. Trong số nhiều nhân vật, nổi bật hơn cả là ba nhân vật - Fiona, Meggie, con gái bà và cha đạo Ralph de Bricassart. Meggie có thể coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong tiểu thuyết có nhiều tuyến tình tiết, nhiều môtíp, đề tài, song tất cả đều phục vụ câu chuyện chính: mối tình lớn lao trong sáng của Meggie và cha de Bricassart.
Trong tác phẩm quy mô lớn này, những xung đột tâm lý - tinh thần của các nhân vật quyện chặt với sự miêu tả tỉ mỉ toàn cảnh lịch sử, địa lý, thiên nhiên. Thiên nhiên bao la, dữ dội nhưng có cái đẹp hoang sơ riêng của nó như hiện ra trước mắt bạn đọc. Giá trị nhận thức của tác phẩm do đó càng thêm đầy đủ. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở đây mang tính chất chung sống hài hòa, thiên nhiên chưa bị uy hiếp đến nguy cơ hủy diệt.
Tính hiện thực và tính lãng mạn trong tác phẩm này hòa lẫn vào nhau tới mức nhuần nhị. Sự miêu tả tỉ mỉ bằng hình thức của bản thân đời sống, cả từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói của nhân vật, cho đến cách xén lông cừu, nếp sống hàng ngày..., lối kể chuyện thong thả theo trình tự thời gian khiến cho tác phẩm gần với loại tiểu thuyết hiện thực thế kỷ 19. Nhưng những tính cách phi thường rực rỡ biểu hiện trong những biến cố đột ngột, đầy hấp dẫn tạo nên màu sắc lãng mạn rất rõ nét. Môt tác phẩm văn học Mỹ thời nay xa lạ với những cảnh hung bạo, với “sex”, với “phản nhân vật” đưa bạn đọc trở về với những vấn đề “nhà” (theo nghĩa quê hương), “cội nguồn”, “cha và con” mà lại được ham chuộng như thế ở phương Tây thì đó chứng tỏ những vấn đề muôn thuở của nhân loại bao giờ cũng làm rung động lòng người ở bất cứ nơi nào trên hành tinh chúng ta.
PHẠM MẠNH HÙNG
3. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Sau khi viết xong, bạn hãy dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa bài viết của mình:
Lưu ý: Khi giới thiệu sách cho bạn đọc, cần cung cấp thông tin rõ ràng về tên nhà xuất bản, năm xuất bản. Những thông tin này có thể để trong phần mở bài hoặc kết bài.