20 câu Trắc nghiệm Tin học 3 Bài 7 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Sắp xếp để dễ tìm

2.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 3 Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 3. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 3 Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 3 Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm

Câu 1. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Chúng ta nên sắp xếp các đồ vật hợp lí để dễ dàng hơn trong việc quản lí và tìm kiếm.

B. Chúng ta không nên sắp xếp các đồ vật.

C. Sắp xếp là việc phân loại đồ vật, dữ liệu vào các nhóm sao cho đồ vật, dữ liệu trong mỗi nhóm có một số đặc điểm chung.

D. Để tìm đồ vật nhanh hơn ta nên sắp xếp hợp lí.

Đáp án: B

Giải thích:

Chúng ta nên sắp xếp các đồ vật hợp lí để dễ dàng hơn trong việc quản lí và tìm kiếm.

Câu 2. Đâu là việc làm sắp xếp góc học tập của em?

A. Vứt đồ dùng bừa bãi.

B. Không cần phân loại chỉ cần để gọn gàng.

C. Phân loại cất riêng đồ dùng học tập.

D. Học xong cứ để đó hôm sau học tiếp không cần cất đi.

Đáp án: C

Giải thích:

Dựa theo khái niệm về sắp xếp: Sắp xếp là việc phân loại đồ vật, dữ liệu vào các nhóm sao cho đồ vật, dữ liệu trong mỗi nhóm có một số đặc điểm chung.

Câu 3. Sắp xếp góc học tập của em gọn gàng, ngăn nắp sẽ:

A. Mất thời gian khi sắp xếp.

B. Giúp chúng ta nhanh chóng tìm được những đồ dùng học tập khi cần.

C. Ảnh hưởng, mất nhiều thời gian để tìm kiếm.

D. Khó tìm kiếm đồ dùng cá nhân của mình.

Đáp án: B

Giải thích:

Sắp xếp các đồ vật hợp lí để dễ dàng hơn trong việc quản lí và tìm kiếm

Câu 4. Trong hai nhóm dưới đây bạn Nam đã sắp xếp một đồ vật không phù hợp:

Đồ chơi không phù hợp là:

A. Quả bóng.                                       

B. Chiếc bút

C. Vợt bóng bàn.                                 

B. Vợt cầu lông.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhóm 1: Các đồ dùng học tập.

Nhóm 2: Các dụng cụ thể thao → Chiếc bút không phù hợp

Câu 5. Cho các thẻ sau: Sách giáo khoa, bút chì, sách tham khảo, thước kẻ, cục tẩy. Em nên sắp xếp các đồ dùng trên vào hai nhóm như thế nào?

A. Nhóm 1: Sách giáo khoa.

   Nhóm 2: Bút chì, thước kẻ, cục tẩy, sách tham khảo.

B. Nhóm 1: Sách giáo khoa, sách tham khảo, thước kẻ.

   Nhóm 2: Bút chì, cục tẩy.

C. Nhóm 1: Bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, sách tham khảo.

   Nhóm 2: cục tẩy.

D. Nhóm 1: Sách giáo khoa, sách tham khảo.

   Nhóm 2: Bút chì, thước kẻ, cục tẩy.

Đáp án: D

Giải thích:

Em nên sắp xếp các đồ dùng trên vào hai nhóm:

Nhóm 1 (sách): Sách giáo khoa, sách tham khảo.

Nhóm 2 (đồ dùng học tập): Bút chì, thước kẻ, cục tẩy.

Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn nếu đồ vật, dữ liệu được phân loại, sắp xếp một cách hợp lí.

B. Không nên sắp xếp đồ vật.

C. Việc tìm kiếm nhanh hay chậm không phụ thuộc vào việc đồ vật có được sắp xếp hay không.

D. Đồ vật gọn gàng là được không cần phải sắp xếp.

Đáp án: A

Giải thích:

Việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn nếu đồ vật, dữ liệu được phân loại, sắp xếp một cách hợp lí.

Câu 7. Để tìm nhanh một bài học nào đó trong sách giáo khoa em sẽ tìm:

A. Tìm tên bài trong phần mục lục và số trang của bài đó.

B. Tìm lần lượt từ đầu trang sách tới cuối trang sách.

C. Tìm lần lượt từ cuối trang sách lên.

D. Mở bất kì cho đén khi tìm được.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì bài học đã được sắp xếp theo mục lục và có số trang nên để tìm nhanh em sẽ tìm tên bài trong phần mục lục và số trang của bài đó.

Câu 8. Làm sao để tìm quần áo trong tủ một cách nhanh nhất?

A. Để quần áo lộn xộn.

B. Em sắp xếp và phân loại quần áo sau đó tìm theo cách đã phân loại.

C. Em lục tung lên để tìm đồ mong muốn.

D. Cả A và C.

Đáp án: B

Giải thích:

Để tìm quần áo một cách nhanh nhất em sắp xếp và phân loại quần áo sau đó tìm theo cách đã phân loại.

Câu 9. Chọn phát biểu không đúng?

A. Việc tìm đồ vật, dữ liệu sẽ nhanh hơn nếu chúng ta không phân loại, sắp xếp một cách hợp lí.

B. Việc phân loại, sắp xếp các đồ vật được thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể.

C. Khi đã được phân loại, sắp xếp, để tìm đồ vật nào đó thì cần tìm đến ngăn chứa loại đó, sau đó dựa vào thứ tự sắp xếp để xác định vị trí đồ vật cần tìm.

D. Sơ đồ hình cây là một phương pháp để biểu diễn cách sắp xếp, phân loại.

Đáp án: A

Giải thích:

A sai vì: Việc tìm đồ vật, dữ liệu sẽ nhanh hơn nếu chúng ta phân loại, sắp xếp một cách hợp lí.

Câu 10. Cho sơ đồ hình cây sau:

Chọn phát biểu sai?

A. Trong nhánh 1 có 2 nhánh con: Áo sơ mi và Quần dài.

B. Có 3 nhánh cây: Quần áo đi học, Quần áo thể thao, Quần áo ấm.

C. 0. Tủ quần áo tương ứng với gốc cây.

D. Sơ đồ hình cây trên mô tả các loại quần áo trong tủ quần áo.

Đáp án: D

Giải thích:

Sơ đồ hình cây trên mô tả cách phân loại, sắp xếp quần áo trong tủ quần áo.

Câu 11. Một bạn sắp xếp bát đũa vào giá để bát đũa. Theo em cách sắp xếp nào sau đây là hợp lí?

A. 

B. 

C. 

D. 

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 12. Cho các thẻ: sách giáo khoa, sách tham khảo, quần, áo. Theo em ta nên phân loại thành mấy nhóm để sắp xếp:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Ta nên phân loại thành hai nhóm:

Nhóm 1: sách

Nhóm 2: Quần, áo.

Câu 13. Việc làm nào sau đây không phải là sắp xếp tủ quần áo của em?

A. Em chia quần áo thành các ngăn và gấp gọn gàng.

B. Thường xuyên dọn dẹp và phân loại quần áo.

C. Không cần gấp quần áo.

D. Cả A và B

Đáp án: C

Giải thích:

Sắp xếp tủ quần áo là chia quần áo thành các ngăn và gấp gọn gàng, thường xuyên dọn dẹp và phân loại quần áo.

Phần 2. Lý thuyết Tin học 3 Bài 7: Sắp xếp để dễ tìm

Đang cập nhật.

Đánh giá

0

0 đánh giá