Lý thuyết Công nghệ 7 Ôn tập Chủ đề 2 (Cánh diều 2024): Chăn nuôi và thủy sản

2.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 7 Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và thủy sản sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 7.

Công nghệ lớp 7 Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và thủy sản

A.Lý thuyết Công nghệ 7 Ôn tập Chủ đề 2:Chăn nuôi và thủy sản

1. Hệ thống hóa kiến thức

* Chăn nuôi

- Giới thiệu chung về chăn nuôi:

+ Vai trò của chăn nuôi

+ Triển vọng của chăn nuôi

+ Một số ngành nghề trong chăn nuôi

+ Một số giống vật nuôi phổ biến ở Việt Nam

+ Các phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:

+ Vai trò của chăm sóc và nuôi dưỡng

+ Lập kế hoạch tính toán chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn

+ Vật nuôi đực giống

+ Vật nuôi cái sinh sản

+ Vật nuôi non

- Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

+ Khái niệm bệnh

+ Nguyên nhân gây bệnh

+ Phòng , trị bệnh

+ Vệ sinh trong chăn nuôi

* Thủy sản

- Vai trò

- Một số loại thủy sản có giá trị kinh tế

- Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

- Lập kế hoạch, tính toán chi phí nuôi và chăm sóc cá rô phi trong ao

- Quản lí môi trường và phòng trị bệnh

- Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản

2. Luyện tập và vận dụng

2.1. Chăn nuôi

1. Em hãy đánh dấu x vào ô tên sản phẩm thích hợp mà mỗi loại vật nuôi có thể đem lại theo mẫu Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Vai trò của chăn nuôi

STT

Loại vật nuôi

Thực phẩm

Nguyên liệu cho công nghiệp

Sức kéo

Phân hữu cơ

Thịt

Trứng

Sữa

1

X

 

X

X

X

X

2

Trâu

?

?

?

?

?

?

3

Ngựa

?

?

?

?

?

?

4

Lợn (heo)

?

?

?

?

?

?

5

?

?

?

?

?

?

6

Vịt

?

?

?

?

?

?

7

?

?

?

?

?

?

8

Cừu

?

?

?

?

?

?

2. Ở gia đình, địa phương em đã và đang nuôi những vật nuôi nào? Với mỗi loại vật nuôi, em hãy trả lời những nội dung sau:

a. Mô tả một số đặc điểm đặc trưng của vật nuôi.

b. Vật nuôi đó được chăn nuôi bằng phương pháp nào?

c. Liệt kê những công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

d. Nêu các hoạt động phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

e. Lập kế hoạch và tính toán chi phí cho hoạt động chăn nuôi.

g. Sản phâm thu được là gì?

h. Ghi lại ý kiến nhận xét và đề xuất của em

2.2. Thủy sản

1. Hãy nêu các bước của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao.

2. Hãy trình bày nguyên tắc nuôi ghép các loài cá.

3. Em sẽ làm gì khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen?

4. Ba yếu tố nào dưới đây dẫn đến phát sinh bệnh trên động vật thuỷ sản?

a. Sức đề kháng của vật chủ tốt, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường tốt.

b. Vật chủ yếu, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi.

c. Sức đề kháng của vật chủ tốt, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi.

5. Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung nào?

6. Hãy kể tên các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản.

7. Theo em, khu vực nguồn lợi thuỷ sản nào cần được bảo vệ?

a. Nơi tập trung các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản ( bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống ( bãi ương giống), đường di cư của các loài thuỷ sản.

b. Đường di cư của các loài thuỷ sản.

c. Khu vực tập trung con non sinh sống ( bãi ương giống).

8. Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

B.Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 Ôn tập Chủ đề 2:Chăn nuôi và thủy sản

Câu 1. Biện pháp xử lí môi trường nước nào sau đây thuộc phương pháp hóa học?

A. Sử dụng ao lắng

B. Sử dụng chế phẩm sinh học

C. Sử dụng chlorine

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

+ Sử dụng ao lắng: phương pháp cơ học

+ Sử dụng chế phẩm sinh học: phương pháp sinh học

+ Sử dụng chlorine: phương pháp hóa học

Câu 2. Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào:

A. Ngày

B. Mùa

C. Tầng nước

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiệt độ của nước thay đổi theo ngày, mùa, tầng nước.

Câu 3. Nhiệt độ của nước sẽ ảnh hưởng đến yếu tố nào của động vật thủy sản?

A. Sinh trưởng

B. Sinh sản

C. Phát sinh dịch bệnh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản và phát sinh dịch bệnh của động vật thủy sản.

Câu 4. Chất lượng nước ao không thích hợp khi độ trong của nước:

A. < 20 cm

B. 20 – 50 cm

C. > 50 cm

D. Cả A và C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Khi độ trong của nước:

+ < 20 cm: không thích hợp

+ 20 – 50 cm: thích hợp

+ > 50 cm: không thích hợp

Câu 5. Chất lượng nước ao thích hợp khi độ trong của nước:

A. < 20 cm

B. 20 – 50 cm

C. > 50 cm

D. Cả A và C đều đúng

Đáp án: B

Giải thích:

Khi độ trong của nước:

+ < 20 cm: không thích hợp

+ 20 – 50 cm: thích hợp

+ > 50 cm: không thích hợp

Câu 6. Biện pháp thứ năm để kiểm soát môi trường nuôi thủy sản là:

A. Sử dụng thực vật thủy sinh

B. Sử dụng ao lắng

C. Sử dụng chế phẩm sinh học

D. Lọc sinh học

Đáp án: A

Giải thích:

Biện pháp để kiểm soát môi trường nuôi thủy sản là:

1. Thực hiện chế độ ăn hợp lí

2. Sử dụng ao lắng

3. Sử dụng chế phẩm sinh học

4. Lọc sinh học

5. Sử dụng thực vật thủy sinh

6. Sử dụng hóa chất

Câu 7. Biện pháp thứ sáu để kiểm soát môi trường nuôi thủy sản là:

A. Thực hiện chế độ ăn hợp lí

B. Sử dụng hóa chất

C. Sử dụng chế phẩm sinh học

D. Lọc sinh học

Đáp án: B

Giải thích:

Biện pháp để kiểm soát môi trường nuôi thủy sản là:

1. Thực hiện chế độ ăn hợp lí

2. Sử dụng ao lắng

3. Sử dụng chế phẩm sinh học

4. Lọc sinh học

5. Sử dụng thực vật thủy sinh

6. Sử dụng hóa chất

Câu 8. Khai thác thủy sản mang tính hủy diệt là sử dụng:

A. Mìn

B. Kích điện

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích:

Khai thác thủy sản mang tính dủy diệt, đó là sử dụng mìn, kích điện để khai thá.

Câu 9. Biện pháp xử lí môi trường nước nào sau đây thuộc phương pháp cơ học?

A. Sử dụng ao lắng

B. Sử dụng chế phẩm sinh học

C. Sử dụng chlorine

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

+ Sử dụng ao lắng: phương pháp cơ học

+ Sử dụng chế phẩm sinh học: phương pháp sinh học

+ Sử dụng chlorine: phương pháp hóa học

Câu 10. Biện pháp xử lí môi trường nước nào sau đây thuộc phương pháp sinh học?

A. Sử dụng ao lắng

B. Sử dụng chế phẩm sinh học

C. Sử dụng chlorine

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích:

+ Sử dụng ao lắng: phương pháp cơ học

+ Sử dụng chế phẩm sinh học: phương pháp sinh học

+ Sử dụng chlorine: phương pháp hóa học

Câu 11. Người ta cần cho cá ăn mấy lần trong ngày?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Cần cho cá ăn 2 lần trong ngày:

+ Sáng: 8 – 9 giờ

+ Chiều: 3 – 4 giờ

Câu 12. Người ta cho cá ăn vào thời gian nào sau đây?

A. 8 – 9 giờ sáng

B. 3 – 4 giờ chiều

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích:

Cần cho cá ăn 2 lần trong ngày:

+ Sáng: 8 – 9 giờ

+ Chiều: 3 – 4 giờ

Câu 13. Thả cá theo mấy mùa vụ?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Thả cá theo 2 mùa vụ:

+ Vụ xuân: tháng 2 – tháng 3

+ Vụ thu: tháng 8 – tháng 9

Câu 14. Mùa vụ thả cá là mùa nào?

A. Vụ xuân

B. Vụ thu

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích:

Thả cá theo 2 mùa vụ:

+ Vụ xuân: tháng 2 – tháng 3

+ Vụ thu: tháng 8 – tháng 9

Câu 15. Cá giống đem thả phải:

A. Khỏe

B. Đều

C. Không mang mầm bệnh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Yêu cầu chất lượng đối với cá giống đem thả là: khỏe, đều, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản

Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thủy sản

Bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản

Đánh giá

0

0 đánh giá