20 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 34 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Nghề phát triển phần mềm

4.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 34: Nghề phát triển phần mềm. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm

Câu 1. Có mấy hoạt động chính trong phát triển phần mềm?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

Có 3 hoạt động chính trong phát triển phần mềm.

- Lập trình.

- Tổ chức phát triển phần mềm.

- Quản trị dự án phát triển phần mềm.

Câu 2. Tố chất cần thiết đối với lập trình viên là?

A. Hiểu biết thuật toán, cấu trúc dữ liệu.

B. Kiến thức về khoa học máy tính.

C. Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng là: D

Hiểu biết thuật toán, cấu trúc dữ liệu, kiến thức về khoa học máy tính, đức tính cẩn thận, tỉ mỉ đều là tố chất cần thiết đối với lập trình viên.

Câu 3. Kỹ sư phần mềm dùng để chỉ ai?

A. Những người sản xuất máy tính.

B. Những người sáng tạo ra các thiết bị thông minh.

C. Những người tổ chức làm phần mềm.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng là: C

Kỹ sư phần mềm dùng để chỉ những người tổ chức làm phần mềm.

Câu 4. Người đảm nhận những công việc quan trọng nhất trong phát triển phần mềm là ai?

A. Lập trình viên.

B. Kĩ sư phần mềm.

C. Người quản trị dự án.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án đúng là: D

Người đảm nhận những công việc quan trọng nhất trong phát triển phần mềm là lập trình viên, kỹ sư phần mềm, người quản trị dự án.

Câu 5. Công việc của kĩ sư phần mềm gồm có:

A. Phân tích, thiết kế, phát triển phần mềm.

B. Kiểm định và bảo trì phần mềm.

C. Định hướng có người phát triển phần mềm.

D. Tất cả những điều trên.

Đáp án đúng là: D

Công việc của kĩ sư phần mềm gồm có tất cả những điều trên.

Câu 6. Có mấy công đoạn cần để thực hiện sản xuất một phần mềm?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Đáp án đúng là: C

Có 7 công đoạn cần để thực hiện sản xuất một phần mềm.

1. Điều tra, khảo sát.

2. Phân tích hệ thống.

3. Thiết kế hệ thống.

4. Lập trình.

5. Kiểm thử.

6. Chuyển giao.

7. Bảo trì.

Câu 7. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng hồ sơ yêu cầu của hệ thống là nội dung công đoạn nào trong sản xuất phần mềm?

A. Lập trình.

B. Kiểm thử.

C. Chuyển giao.

D. Điều tra khảo sát.

Đáp án đúng là: D

Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng hồ sơ yêu cầu của hệ thống là nội dung công đoạn điều tra khảo sát trong sản xuất phần mềm.

Câu 8. Cài đặt, khởi tạo dữ liệu, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao là nội dung của công đoạn nào?

A. Lập trình.

B. Điều tra khảo sát.

C. Kiểm thử.

D. Chuyển giao.

Đáp án đúng là: D

Cài đặt, khởi tạo dữ liệu, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao là nội dung của công đoạn chuyển giao.

Câu 9. Hoạt động có tính bao trùm lên toàn bộ các công việc cơ bản của sản xuất phần mềm là gì?

A. Sản xuất phần mềm.

B. Quản trị dự án phần mềm.

C. Quản trị phần mềm.

D. Dự án phần mềm.

Đáp án đúng là: B

Hoạt động có tính bao trùm lên toàn bộ các công việc cơ bản của sản xuất phần mềm là quản trị dự án phần mềm.

Câu 10. Theo em điều nào là đúng nhất khi nói về phát triển phần mềm?

A. Phát triển phần mềm là lập trình.

B. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động.

C. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động, có thể lặp đi lặp lại.

D. Phát triển phần mềm là quản trị dự án phần mềm.

Đáp án đúng là: C

Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động, có thể lặp đi lặp lại.

Câu 11. Nếu muốn tham gia phát triển phần mềm ở vị trí kỹ sư phần mềm, em cần theo học ở đâu?

A. Các trung tâm trường dạy nghề.

B. Các công ty, tập đoàn.

C. Bậc đại học về tin học hay công nghệ thông tin.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng là: C

Nếu muốn tham gia phát triển phần mềm ở vị trí kỹ sư phần mềm, em cần theo học ở bậc đại học về tin học hay công nghệ thông tin.

Câu 12. Sau khi tốt nghiệp các khóa, ngành đào tạo, em có thể tham gia các công việc phát triển phần mềm ở lĩnh vực nào?

A. Lập trình ứng dụng.

B. Phát triển giao diện người dùng.

C. Phát triển ứng dụng trên web.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng là: D

Sau khi tốt nghiệp các khóa, ngành đào tạo, em có thể tham gia các công việc phát triển phần mềm ở nhiều lĩnh vực như lập trình ứng dụng, viết web, phát triển giao diện người dùng.

Câu 13. Tập đoàn công nghệ nào nổi tiếng ở Việt Nam?

A. FPT.

B. FFT.

C. FTT.

D. TFT.

Đáp án đúng là: A

FPT là tập đoàn công nghệ nổi tiếng ở Việt Nam.

Câu 14. Em đánh giá như thế nào về cơ hội việc làm trong tương lai đối với nghề phát triển phần mềm?

A. Nhu cầu nhân lực không ngừng tăng cao.

B. Ngày càng yêu cầu ít nhân lực.

C. Nhân lực trình độ thấp.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án đúng là: A

Trong tương lai, nhu cầu nhân lực của nghề phát triển phần mềm không ngừng tăng cao với sự phát triển của ứng dụng khoa học và công nghệ.

Câu 15. Đâu là một số ứng dụng phát triển mạnh mẽ?

A. Facebook.

B. Messenger.

C. Tik tok.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng là: D

Facebook, messenger, tik tok, zalo, … đều là những ứng dụng đang phát triển mạnh mẽ.

Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm

1. Phát triển phần mềm là gì?

Công đoạn cần thực hiện để sản xuất một phần mềm gồm có:

- Điều tra khảo sát: Tiếp xúc với khách hàng tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng yêu cầu của hệ thống.

- Phân tích hệ thống: Dựa trên các tài liệu khảo sát, điều tra tạo ra tài liệu mô tả đầy đủ yêu cầu của phần mềm.

- Thiết kế hệ thống: Dựa vào tài liệu phân tích, đưa ra thiết kế tổng thể, thiết kế dữ liệu và thiết kế chức năng và cả giao diện chi tiết.

- Lập trình: Dựa vào tài liệu thiết kế, các lập trình viên sẽ tiến hành tạo cơ sở dữ liệu nếu cần và viết các đoạn mã thực hiện các chức năng.

- Kiểm thử: Phát hiện loại bỏ bất hợp lí và các lỗi, kiểm tra kết quả thực hiện các chức năng, …

- Chuyển giao: Cài đặt, khởi tạo dữ liệu, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao, …

- Bảo trì: Không có nhiều phần mềm khi mới làm ra tránh khỏi những sai sót hay đáp ứng đủ mọi yêu cầu từ phía người sử dụng. Bảo trì rất quan trọng nhằm khắc phục triệt để các lỗi, nâng cấp cả tính năng và giao diện của phần mềm.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hoạt động bao trùm lên toàn bộ công việc cơ bản trên là quản trị dự án phần mềm, bao gồm lập kế hoạch, điều phối nhân sự, tài chính, phương tiện, kiểm soát chất lượng, để đảm bảo thành công của dự án.

2. Kiến thức, kĩ năng của người phát triển phần mềm

- Lập trình viên; kĩ sư phần mềm, người quản trị dự án là những người đảm nhận công việc quan trọng nhất trong phát triển phần mềm.

- Có những kiến thức nhất định về toán học, cấu trúc dữ liệu và giải thuật nói riêng và về khoa học máy tính nói chung ở các mức độ khác nhau cùng khả năng vận dụng thuần thục các kiến thức ấy vào thực tế là những yêu cầu cần có đối với lập trình viên và kĩ sư phần mềm – người đảm nhận những vị trí quan trọng trong tổ chức phát triển phần mềm.

- Quản trị dự án là công việc xuyên suốt quá trình sản xuất phần mềm, có vai trò cốt yếu cho sự thành công của dự án phần mềm. Việc có tầm nhìn, hiểu biết về quy trình làm phần mềm, hiểu biết xu hướng công nghệ, có khả năng tổ chức, lập kế hoạch, điều phối nguồn lực, tổ chức giám sát, … là những yêu cầu không thể thiếu đối với người quản trị dự án phát triển phần mềm.

3. Công việc phát triển phần mềm

- Có thể học phát triển phần mềm tại nhiều nơi khác nhau như các trung tâm, trường nghệ, các công ty, các nhà trường, …

- Các cơ hội nghề nghiệp cho người phát triển phần mềm rất đa dạng. Nhu cầu nhân lực phát triển phần mềm không ngừng tăng cao cùng với sự phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 28: Phạm vi của biến

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 33: Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm

Đánh giá

0

0 đánh giá