20 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 25 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

17.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 1. Lệnh nào sau đây dùng để tách xâu:

A. split()

B. join()

C. remove()

D. copy().

Đáp án đúng là: A

Lệnh split() tách một xâu thành các từ và đưa vào một danh sách. Kí tự tách dùng để phân tách các từ mặc định là dấu cách.

Câu 2. Kết quả của chương trình sau là gì?

>>> s = “Một năm có bốn mùa”

>>> s.split()

>>> st = “a, b, c, d, e, f, g, h”

>>> st.split()

A. ‘Một năm có bốn mùa’, [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, ‘e’, ‘f’, ‘g’, ‘h’].

B. [‘Một’, ‘năm’, ‘có’, ‘bốn’, ‘mùa’], [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, ‘e’, ‘f’, ‘g’, ‘h’].

C. ‘Một năm có bốn mùa’, ‘abcdefgh’

D. [‘Một’, ‘năm’, ‘có’, ‘bốn’, ‘mùa’], ‘abcdefgh’.

Đáp án đúng là: B

Lệnh split() tách một xâu thành các từ và đưa vào một danh sách. Kí tự tách dùng để phân tách các từ mặc định là dấu cách, tuy nhiên có thể thay thế kí tự tách bằng kí tự khác.

Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 25 (có đáp án): Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 3. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Lệnh join() nối các phần tử của một danh sách thành một xâu, ngăn cách bởi dấu cách.

B. Trong lệnh join, kí tự nối tuỳ thuộc vào câu lệnh.

C. split() có tác dụng tách xâu.

D. Kí tự mặc định để phân cách split() là dấu cách.

Đáp án đúng là: D

Có thể thay đổi kí tự nối như dấu cách, dấu ngoặc kép, dấu phẩy,… tuỳ theo mục đích của người sử dụng.

Câu 4. Điền đáp án đúng vào chỗ chấm (…) hoàn thành phát biểu đúng sau:
“Python có các … để xử lí xâu là … dùng để tách câu thành một danh sách và lệnh join() dùng để … các xâu thành một xâu”.

A. câu lệnh, split(), nối.

B. câu lệnh đặc biệt, split(), tách xâu.

C. câu lệnh đặc biệt, copy(), nối danh sách.

D. câu lệnh đặc biệt, split(), nối danh sách.

Đáp án đúng là: D

Python có các câu lệnh đặc biệt để xử lí xâu là split() dùng để tách câu thành một danh sách và lệnh join() dùng để nối danh sách các xâu thành một xâu.

Câu 5. Kết quả của chương trình sau là gì?

a = "Hello"
b = "world"
c = a + " " + b
print(c)

A. hello world.

B. Hello World.

C. Hello word.

D. Helloword.

Đáp án đúng là: C

Nối ba chuỗi a, “ ” và b thu được “Hello world”.

Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 25 (có đáp án): Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 6. Sử dụng lệnh nào để tìm vị trí của một xâu con trong xâu khác không?

A. test().

B. in().

C. find().

D. split().

Đáp án đúng là: C

Lệnh find() trả về vị trí của xâu con trong xâu mẹ.

Câu 7. Phát biểu nào chưa chính xác khi nói về toán tử in?

A. Biểu thức kiểm tra xâu 1 nằm trong xâu 2 là: <xâu 1> in <xâu 2>

B. Toán tử in trả về giá trị True nếu xâu 1 nằm trong xâu 2.

C. Toán tử in trả về giá trị False nếu xâu 1 không nằm trong xâu 2.

D. Toán tử in là toán tử duy nhất giải quyết được bài toán kiểm tra xâu có nằm trong xâu không.

Đáp án đúng là: D

Toán tử in thường được dùng, nhưng không phải toán tử duy nhất để giải quyết được bài toán kiểm tra xâu có nằm trong xâu không.

Câu 8. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

s = "12 34 56 ab cd de "

print(s. find(" "))

print(s.find("12"))

print(s. find("34"))

A. 2, 0, 3.

B. 2, 1, 3.

C. 3, 5, 2.

D. 1, 4, 5.

Đáp án đúng là: A

Vị trí đầu tiên của các xâu “ ”, “12”, “34” là: 2, 0, 3.

Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 25 (có đáp án): Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các phương thức trong python?

A. Python có một lệnh đặc biệt dành riêng cho xâu kí tự.

B. Cú pháp của lệnh find là: <xâu mẹ>. Find(<xâu con>).

C. Lệnh find sẽ tìm vị trí đầu tiên của xâu con trong xâu mẹ.

D. Câu lệnh find có một cú pháp duy nhất.

Đáp án đúng là: C

Lệnh find sẽ tìm vị trí đầu tiên của xâu con trong xâu mẹ. Python có một số lệnh đặc biệt dành riêng cho xâu kí tự. Cú pháp của lệnh find là: <xâu mẹ>. find(<xâu con>). Câu lệnh find có nhiều hơn 1 cú pháp.

Câu 10. Lệnh sau trả lại giá trị gì?

>> “abcdabcd”. find(“cd”)

>> “abcdabcd”. find(“cd”, 4)

A. 2, 6.

B. 3, 3.

C. 2, 2.

D. 2, 7.

Đáp án đúng là: A

<xâu mẹ>. find(<xâu con>, start): tìm vị trí xâu con bắt đầu từ vị trí start.

<xâu mẹ>. find(<xâu con>): tìm vị trí xâu con bắt đầu từ vị trí đầu tiên.

Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 25 (có đáp án): Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 11. Hoàn thành câu lệnh sau để in ra chiều dài của xâu:

x = "Hello World"

print(…)

A. x. len().

B. len(x).

C. copy(x).

D. x. length().

Đáp án đúng là: B

Sử dụng câu lệnh len() để in ra chiều dài của xâu.

Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 25 (có đáp án): Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 12. Cho xâu s = “1, 2, 3, 4, 5”. Muốn xoá bỏ kí tự “,” và thay thế bằng dấu “ ” ta sử dụng lần lượt những câu lệnh nào?

A. remove() và join().

B. del() và replace().

C. split() và join().

D. split() và replace().

Đáp án đúng là: C

Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 25 (có đáp án): Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 13. Cho xâu s = "Python". Muốn chuyển thành xâu s = "P y t h o n" ta cần làm sử dụng những câu lệnh:
A. split() và join().

B. split() và replace().

C. del() và replace().

D. replace().

Đáp án đúng là: A

Sử dụng split() để tách xâu thành các kí tự riêng biệt và lệnh join() hợp chúng lại thành xâu mới.

Câu 14. Chương trình sau cho ra kết quả là gì

greeting = 'Good '

time = 'Afternoon'

greeting = greeting + time + '!'

print(greeting)

A. ‘GoodAfternoon’.

B. ‘GoodAfternoon!’.

C. Chương trình báo lỗi.

D. ‘Good Afternoon !’

Đáp án đúng là: D

Cộng 3 chuỗi greeting, time và “!” ta được “Good Afternoon!”

Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 25 (có đáp án): Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 15. Kết quả của chương trình sau là gì?

line = "Geek1 Geek2 Geek3"

print(line.split())

print(line.split(' ', 1))

A. ['Geek1', 'Geek2', 'Geek3']

['Geek1', 'Geek2 Geek3'].

B. ['Geek1', 'Geek2', 'Geek3']

['Geek1', 'Geek2', 'Geek3'] .

C. ['Geek1 Geek2', 'Geek3']

['Geek1', 'Geek2', 'Geek3'].

D. ['Geek1 Geek2', 'Geek3']

['Geek1', 'Geek2 Geek3'].

Đáp án đúng là: A

Lệnh split() tách xâu bởi dấu cách và split((' ', 1)) tách thành 1 + 1 = 2 xâu.

Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 25 (có đáp án): Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

1. Xâu con và lệnh tìm vị trí xâu con

Biểu thức kiểm tra <xâu 1> nằm trong <xâu 2> là:

<xâu 1> in <xâu 2>

Ví dụ 1: Dùng toán tử in để kiểm tra một xâu có là xâu con của xâu khác không?

Lý thuyết Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Để tìm một xâu trong một xâu khác có thể dùng toán tử in hoặc lệnh find(). Lệnh find() trả về vị trí của xâu con trong xâu mẹ.

Ví dụ 2: Lệnh find() tìm vị trí xuất hiện của một xâu trong xâu khác.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Cách thực hiện phương thức là:

<xâu>.<phương thức>

- Cú pháp đơn của lệnh find():

<xâu mẹ>.find(<xâu con>)

 Lệnh sẽ tìm vị trí đầu tiên của xâu con trong xâu mẹ và trả về vị trí đó. Nếu không tìm thấy thì trả về -1.

- Cú pháp đầy đủ của lệnh find():

<xâu mẹ>.find(<xâu con>,start)

 Lệnh sẽ tìm vị trí xâu con bắt đầu từ vị trí start.

2. Một số lệnh thường dùng với xâu kí tự

- Python có các lệnh đặc biệt để xử lí xâu là split() dùng để tách xâu thành danh sách và lệnh join() dùng để nối danh sách các xâu thành một xâu.

+ Cú pháp lệnh split( ):

<xâu mẹ>.split(<kí tự tách>)

 Ví dụ 1: Lệnh split() tách một xâu thành danh sách các từ.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Cú pháp lệnh joint( ):

"kí tự nối ".joint()

Ví dụ 2: Lệnh join() nối danh sách các từ thành một xâu.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Thực hành: Một số bài toán liên quan đến xâu kí tự.

Nhiệm vụ 1: Viết chương trình nhập nhiều số nguyên từ bàn phím, các số cách nhau bởi dấu cách. Khi nhập xong thông báo số lượng các số đã nhập và in các số này thành hàng ngang.

Hướng dẫn

- Dữ liệu nhập và là một xâu.

- Dùng lệnh split() để tách thành danh sách.

- Chuyển các phần tử của danh sách này thành số và in ra màn hình.

Chương trình:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nhiệm vụ 2: Viết chương trình nhập một xâu kí tự có thể có nhiều dấu cách giữa các từ. Sau đó chỉnh sửa xâu kí tự sao cho giữa các từ chỉ có một dấu cách. In xâu kết quả ra màn hình.

Hướng dẫn

Chuyển xâu kí tự ban đầu thành danh sách các từu đơn bằng lênh split(), sau đó nối các từ đơn này bằng lệnh join()

Chương trình:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nhiệm vụ 3: Viết chương trình nhập một số tự nhiên n, rồi nhập họ tên của n học sinh. Sau đó in danh sách tên học sinh theo hai cột, cột 1 là tên, cột 2 là đệm.

Hướng dẫn

- Tách tên và họ đệm bằng lệnh split().

- Các tên, họ đệm được đưa vào danh sách ten, hodem.

- Sau đó in ra danh sách theo yêu cầu.

Chương trình:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 24: Xâu kí tự

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 27: Tham số của hàm

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 28: Phạm vi của biến

Đánh giá

0

0 đánh giá