20 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

5.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Câu 1. Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam ban hành vào năm nào?

A.1998.

B. 2008.

C. 2018.

D. 2017.

Đáp án đúng là: C

Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam ban hành vào năm 2018.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?

A. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook.

B. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng.

C. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo.

D. Phát tán video độc hại lên mạng.

Đáp án đúng là: A

Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook là hành vi không vi phạm pháp luật.

Câu 3. Quyền tác giả là gì?

A. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

B. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình không sáng tạo ra hoặc không sở hữu.

C. Quyền của tất cả mọi người đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

D. Không có quyền tác giả.

Đáp án đúng là: A

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Câu 4. Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật gì quy định quyền tác giả đối với tác phẩm?

A. Luật tác giả.

B. Luật sở hữu.

C. Luật sở hữu trí tuệ.

D. Luật trí tuệ.

Đáp án đúng là: C

Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả đối với tác phẩm.

Câu 5. Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền thân nhân và quyền:

A. Sở hữu.

B. Trí tuệ.

C. Tài sản.

D. Giá trị.

Đáp án đúng là: C

Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền thân nhân và quyền tài sản.

Câu 6. Đạo đức là gì?

A. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người phải tự giác thực hiện phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

B. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người không bắt buộc phải thực hiện phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

C. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án đúng là: A

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người phải tự giác thực hiện phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

Câu 7. Hành vi nào xấu khi giao tiếp trên mạng?

A. Đưa thông tin sai lệch lên mạng.

B. Gửi thư rác, tin rác.

C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án đúng là: D

Đưa thông tin sai lệch lên mạng, gửi thư rác, tin rác, vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu đều là các hành vi xấu giao tiếp trên mạng.

Câu 8. Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm đạo đức.

C. Tùy theo nội dung và hậu quả.

D. Không vi phạm.

Đáp án đúng là: C

Đưa thông tin không phù hợp lên mạng có thể bị coi là vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật tùy theo nội dung và mức độ.

Câu 9. Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép là loại hành vi vi phạm gì?

A. Vi phạm đạo đức.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Cả A và B.

D. Không vi phạm.

Đáp án đúng là: B

Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép là loại hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10. Vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia hoạt động nào trên mạng?

A. Tranh luận trên facebook.

B. Gửi thư điện tử.

C. Đăng bài viết, ảnh không đúng về cá nhân khác.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án đúng là: D

3 hoạt động trên đều là vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia các hoạt động trên mạng.

Câu 11. Hoạt động nào dưới đây vi phạm bản quyền?

A. Mạo danh tác giả.

B. Sửa chữa, chuyển thể phần mềm mà không được phép của tác giả.

C. Sử dụng phần mềm lậu.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án đúng là: D

3 hoạt động trên đều là hành vi vi phạm bản quyền.

Câu 12. Trong tin học, mua phần mềm … mua quyền sử dụng. Chọn từ còn thiếu trong câu trên?

A. Giống.

B. Khác.

C. Phân biệt.

D. Là cách.

Đáp án đúng là: B

Trong tin học, mua phần mềm khác mua quyền sử dụng.

Câu 13. Khi đưa tin lên mạng xã hội, đáp ứng các yêu cầu về an ninh mạng. Yêu cầu nào trái với quy định an ninh mạng:

A. Chính xác.

B. Tính riêng tư.

C. Thích thì đăng thông tin của người khác.

D. Phù hợp với văn hoá.

Đáp án đúng là: C

Nếu đăng lên mạng xã hội bất cứ thông tin gì cần hỏi ý kiến của chủ sở hữu, không được tự ý đưa lên thông tin của người.

Câu 14. Mua quyền sử dụng cho một máy tính, sau đó cài đặt cho máy thứ hai là hành vi vi phạm gì?

A. Vi phạm đạo đức.

B.Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm bản quyền.

D. Không vi phạm gì.

Đáp án đúng là: C

Mua quyền sử dụng cho một máy tính, sau đó cài đặt cho máy thứ hai là hành vi vi phạm bản quyền.

Câu 15. Chỉ mua quyền sử dụng thì người mua có thể làm gì đối với sản phẩm?

A. Chỉ sử dụng.

B. Kinh doanh.

C. Bán.

D. Không thể tác động gì.

Đáp án đúng là: A

Chỉ mua quyền sử dụng thì người mua chỉ có thể sử dụng sản phẩm.

Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 11: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

1. Những vấn đề đạo đức, pháp luật và văn hóa

Những hành vi vi phạm về đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng mạng:

- Đưa thông tin không phù hợp lên mạng (bao gồm cả đăng và chia sẻ bài).

- Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép, gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của cá nhân hay tổ chức.

- Gửi thư rác hay tin nhắn rác.

- Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu và phần mềm.

- Bắt nạt qua mạng.

- Lừa đảo qua mạng.

- Ứng xử thiếu văn hóa. Trên các diễn đàn, nhiều người tranh luận thiếu văn hóa, thậm chí chửi tục, công kích hay sỉ nhục lẫn nhau.

2. Một số quy định pháp lí đối với người dùng trên mạng

a) Các văn bản quy phạm pháp luật

- Quốc hội Việt nam đã ban hành nhiều bộ luật liên quan đến Công nghệ thông tin như Luật giao dịch điện tử (2005), Luật Công nghệ thông tin (2006) và Luật An ninh mạng (2018).

- Những nghị định đề cập đến các hành vi giao dịch trên mạng như nghị định 90/2008/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2008 về chống thư rác, nghị định 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2013 về quản lí, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, …

 Các luật và nghị định trên đều quy định rõ trách nhiệm trong hoạt động cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức hay cá nhân và trách nhiệm quản lí của cơ quan nhà nước.

b) Các quy định của pháp luật đối với người dùng trên không gian mạng

- Điều 12 khoản 2 của Luật Công nghệ thông tin quy định cấm “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số” nhằm mục đích sau đây:

a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định.

d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.

e) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.

Điều 8 khoản 1 trong Luật An ninh mạng cấm sử dụng không gian an ninh mạng để thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.

b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

- Các nguyên tắc để nâng cao tính an toàn khi chia sẻ thông tin trên môi trường số:

+ Trước khi đăng tin, hãy kiểm tra tin bài có vi phạm pháp luật hay không.

+ Không chia sẻ tin bài vi phạm pháp luật. Cần nhận biết tin tức có chính xác hay không.

+ Ngay cả trường hợp đưa tin không vi phạm pháp luật cần cân nhắc hậu quả, nhất là khía cnh đạo đức.

3. Quyền tác giả và bản quyền

a) Quyền tác giả

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

- Bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

- Quyền nhân thân bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nếu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm công bố, …

- Quyền tài sản bao gồm làm tác phẩm phái sinh, sao chép tác phẩm, truyền đạt đến công chúng, cho thuê bản gốc, …

- Về mặt bản chất bản quyền và quyền tác giả không hoàn toàn tương đồng.

- Quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm là trung tâm và bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản.

- Bản quyền ưu tiên bảo vệ quyền lợi đầu tư về kinh thế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả.

b) Vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học

Một số hành vi

- Mạo danh tác giả.

- Công bố mà không được phép.

- Sửa chữa, chuyển thể phần mềm, dữ liệu mà không được phép của tác giả.

- Sử dụng phần mềm lậu, không mua quyền sử dụng phần mềm đối với phần mềm phải trả tiền.

- Phá khóa phần mềm, vô hiệu hóa các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thiết lập.

- Làm bản phái sinh, phân phối dữ liệu hay phần mềm, kể cả bản phái sinh mà không cho phép.

- Chiếm đoạt mã phần mềm.

- Đăng tải các tác phẩm, kể cả bản phái sinh  không được phép của chủ sở hữu.

c) Tôn trọng bản quyền trong tin học

- Trong tin học, khi mua phần mềm, cần phân biệt rõ việc mua bản quyền với mua quyền sử dụng (license). Khi mua bản quyền thì người mua có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với tác phẩm đó giống như cách Google mua Youtube.

- Vi phạm quyền tài sản sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các chủ sở hữu và gián tiếp đến toàn bộ ngành hoạt động đó.

- Trong lĩnh vực tin học, vi phạm bản quyền có thể gây thiệt hại rất lớn cho người đầu tư vì sản phẩm số có đặc tính:

+ Dễ sao chép với chi phí rất thấp.

+ Dễ phát tán trên quy mô lớn.

- Nhà nước Việt Nam đã các quy định rất rõ ràng về những hành vi vi phạm bản quyền tác giả. Hãy tôn trọng bản quyền để phát triển các ngành tạo ra sản phâm trí tuệ, trong đó có tin học.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 9: An toàn trong không gian mạng

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 11: Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 12: Phần mềm thiết kế đồ hoạ

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ hoạ

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Đánh giá

0

0 đánh giá