SBT Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 12

1.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 26: Cơ cấu ngành kinh tế chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành kinh tế

Câu 1 trang 80 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NHÓM NGÀNH Ở NƯỚC TA NĂM 1996 VÀ NĂM 2013 (Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành của nước ta giai đoạn trên và giải thích nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó.

Trả lời:

* Nhận xét

Giai đoạn 1996 - 2003:

- Ngành công nghiệp khai thác giảm mạnh và giảm tới 6,3%.

- Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhất trong các ngành, chiếm tỉ trọng cao nhất (88,1% - 2013) và đang có xu hướng tăng (tăng 8,2%).

- Ngành công nghiệp phân phối điện, khí đốt, nước giảm nhẹ (giảm 1,9%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất (4,3% - 2013).

* Nguyên nhân:

- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế, chú trọng phát triển công nghiệp.

- Nguồn khoáng sản có hạn, nếu không khai thác hợp lí sẽ cạn kiệt nên ngành công nghiệp khai thác tỉ trọng giảm. Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dồi dào và ngày càng tăng nên tỉ trọng của ngành này cũng tăng lên.

- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, hội nhập kinh tế thị trường,…

Câu 2 trang 80 SBT Địa lí 12: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?

A. Có thế mạnh lâu dài.

B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội.

C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển của các ngành kinh tế khác.

D. có tính truyền thống, không đòi hỏi về trình độ và sự khéo léo.

Trả lời: 

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội, có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển của các ngành kinh tế khác. -> D không đúng.

Chọn D.

Câu 3 trang 81 SBT Địa lí 12: Ngành công nghiệp nào dưới đây được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản.

D. Công nghiệp sành sứ và thủy tinh.

Trả lời: 

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm.

Chọn A.

Câu 4 trang 81 SBT Địa lí 12: Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta?

A. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng.

B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.

C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

 

Trả lời: 

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng không phải là phương hướng để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp. Bởi nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, ngành công nghiệp nặng không đem lại nhiều hiệu quả kinh tế bằng các ngành khác.

Chọn A.

Câu 5 trang 81 SBT Địa lí 12: Dựa vào hình 26.2 SGK hoặc Atlat Địa lý Việt Nam, hãy phân tích sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công nghiệp nước ta lại có sự phân hóa theo lãnh thổ?

Trả lời: 

Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước với nhiều trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì

- Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

Giải thích: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

- Ngược lại, ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

Câu 6 trang 82 SBT Địa lí 12: Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp ở nước ta nhằm

A. đa dạng hóa sản phẩm.

B. phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất.

C. giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế nhà nước.

D. hạn chế ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp ở nước ta nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào kinh tế nhà nước.

Chọn C.

Câu 7 trang 82 SBT Địa lí 12: Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

B. giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. giảm tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước.

Trả lời: 

Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Chọn B.

Câu 8 trang 82 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta (2007) là

A. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

D. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Trả lời: 

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm có ngành sản xuất ô tô phát triển.

Chọn C.

Câu 9 trang 82 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

A. Chế biến nông sản.

B. Đóng tàu.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.

D. Luyện kim màu.

Trả lời:

Luyện kim màu không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng.

Chọn D.

Đánh giá

0

0 đánh giá