20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 16 (Cánh diều) có đáp án 2024: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

3.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Câu 1. Nội dung nào dưới đây thuộc quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Quyền bình đẳng trước pháp luật

B. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm:

- Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.

Câu 2. Mỗi người cần có trách nhiệm gì với Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Tìm hiểu Hiến pháp để có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Tôn trọng quyền của mình và của người khác.

C. Tuyên truyền, đấu tranh với các hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Để quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đi vào đời sống, mỗi người cần tích cực tìm hiểu Hiến pháp để có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cùng với việc tôn trọng quyền của mình, công dân cần tôn trọng các quyền đó của người khác; tuyên truyền, đấu tranh với các hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 3. Nội dung nào sau đây chưa thực hiện đúng quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Anh A lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Chị B tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Anh C và chị D mở cửa hàng kinh doanh dụng cụ học tập.

D. Anh D lén đọc nhật kí của em gái.

Đáp án đúng là: D

Anh D đã vi phạm quyền bảo mật quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì Hiến pháp đã quy định mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Câu 4. Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc lĩnh vực nào và được quy định trong Hiến pháp hay trong luật?

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Xã hội.

D. Kinh tế.

Đáp án đúng là: A

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Câu 5. Quyền con người là gì?

A. Những quyền tự nhiên.

B. Vốn có và khách quan của con người.

C. Không thể bị tước bỏ bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quyền con người: những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người và không thể bị tước bỏ bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

Câu 6. Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện sự tôn trọng.

B. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

C. Trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân nước mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quyền con người được quy định trong Hiến pháp thể hiện sự tôn trọng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cho thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân nước mình.

Câu 7. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành mấy nhóm quyền nào?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được chia thành 3 nhóm: 

- Các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị.

- Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 8. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì?

A. Những quyền và nghĩa vụ quan trọng, chủ yếu nhất của công dân.

B. Thể hiện rõ nhất mối quan hệ pháp lý qua lại, bình đẳng giữa Nhà nước và công dân.

C. Xuất phát từ các quyền tự do cơ bản của con người được các Nhà nước dân chủ, tiến bộ thừa nhận, được quy định, thể chế trong Hiến pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ quan trọng, chủ yếu nhất của công dân thể hiện rõ nhất mối quan hệ pháp lý qua lại, bình đẳng giữa Nhà nước và công dân, những quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ các quyền tự do cơ bản của con người được các Nhà nước dân chủ, tiến bộ thừa nhận, được quy định, thể chế trong Hiến pháp.

Câu 9. Quyền con người được chia thành mấy nhóm chính?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: A

Quyền con người được chia thành 3 nhóm: 

- Các quyền dân sự, chính trị.

- Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

- Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. 

Câu 10. Việt Nam đã có những thành tựu nào trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân?

A. Hiến pháp 2013 có một chương riêng về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân".

B. Ban hành 96 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

C. Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Việt Nam đã có những thành tựu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân như: 

- Hiến pháp 2013 có một chương riêng về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân".

- Ban hành 96 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

- Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Quyền cơ bản của công dân:

+ Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội,

+ Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kinh tế Pháp luật 10

Nhân dân thamgia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV

+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.

+ Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

+ Quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

+ Quyền bình đẳng nam nữ.

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân:

+ Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kinh tế Pháp luật 10

Tham gia nghĩa vụ quân sự

+ Tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng.

2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự

- Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và dân sự bao gồm:

+ Quyền sống.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kinh tế Pháp luật 10

Mọi công dân có quyền được khai sinh

+ Quyển bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Quyền có nơi ở hợp pháp, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Quyền tự do đi lại và cư trú.

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

+ Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

+ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kể được pháp luật bảo hộ.

+ Quyền kết hôn và li hôn.

3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội

Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa và xã hội bao gồm:

- Về kinh tế:

+ Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cẩm.

+ Nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kinh tế Pháp luật 10

Công dân có nghĩa vụ nộp thuế

- Về văn hóa – xã hội

+ Quyền và nghĩa vụ học tập.

+ Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.

+ Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

+ Quyển được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

+ Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

+ Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

+ Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Kinh tế Pháp luật 10

Công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường

4. Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân

- Để quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đi vào đời sống, mỗi người cần:

+ Tích cực tìm hiểu Hiến pháp để có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Tôn trọng các quyền đó của người khác

+ Tuyên truyền, đấu tranh với những hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá