Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 4: Cơ chế thị trường sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Cơ chế thị trường. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Câu 1. Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua những quy tắc chung trong các mối quan hệ nào?
A. cạnh tranh, cung - cầu, giá cả.
B. cạnh tranh.
C. cung - cầu, giá cả.
D. sản xuất - tiêu dùng.
Đáp án đúng là: A
Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ nhưng thực ra họ đang bị chi phối bởi những quy tắc chung trong các mối quan hệ cạnh tranh, cung - cầu, giá cả.
Câu 2. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì?
A. Cơ chế thị trường.
B. Thị trường.
C. Giá cả thị trường.
D. Giá cả hàng hóa.
Đáp án đúng là: A
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế.
Câu 3. Đâu không phải là ưu điểm của cơ chế thị trường?
A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
B. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Đáp án đúng là: C
Cơ chế thị trường có một số ưu điểm cơ bản:
- Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
- Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
- Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Câu 4. Một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường là
A. Luôn ổn định, bình ổn giá.
B. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
C. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế.
D. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
Đáp án đúng là: B
Cơ chế thị trường tồn tại một số nhược điểm vốn có sau:
- Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.
- Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.
Câu 5. Giá cả thị trường là
A. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.
B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.
C. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá đó và giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua với người bán.
D. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
Đáp án đúng là: C
Khái niệm về giá cả hàng hóa:
- Giá cả hàng hoá là số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
- Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.
Câu 6. Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?
A. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
B. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
Đáp án đúng là: C
Chức năng của giá cả thị trường:
- Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
- Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
- Là công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
Câu 7. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán gọi là gì?
A. Lợi nhuận.
B. Giá cạnh tranh.
C. Giá cả hàng hóa.
D. Giá cả thị trường.
Đáp án đúng là: D
Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.
Câu 8. Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất là đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật nào?
A. cạnh tranh.
B. cung - cầu.
C. giá cả.
D. lợi nhuận.
Đáp án đúng là: A
Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất vì áp lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường giấy nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy các cơ sở này đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật cạnh tranh.
Câu 9. Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là gì?
A. cạnh tranh khắc nghiệt.
B. giá cả biến động.
C. giá cả bình ổn.
D. động lực lợi nhuận.
Đáp án đúng là: D
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy hoạt động của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: lãi hưởng lỗ chịu, chấp nhận cạnh tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường.
Câu 10. Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm gì?
A. Năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
B. Chú trọng đến năng suất lao động.
C. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều.
D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án đúng là: A
Muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản nhất là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
1. Khái niệm cơ chế thị trường
- Cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để phân bố các nguồn lực, hình thành giá cả, các định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.
2. Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường
- Ưu điểm:
+ Điều tiết sản xuất, lưu thông và tiêu dùng một cách tối ưu;
+ Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất để hạ thấp chi phí;
+ Phát huy tốt tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền
+ Thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ chế thị trường thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
- Lưu ý: Ưu điểm của cơ chế thị trường cần có các điều kiện để biểu hiện ra, đó là các yếu tố sản xuất được di chuyển dễ dàng, giá cả thị trường có tính linh hoạt, thông tin thị trượng nhanh nhạy, các chủ thể tham gia thị trường phải nắm được đầy đủ thông tin liên quan.
- Nhược điểm:
+ Tiềm ẩn rủi ro không hoảng kinh tế khi có sự mất cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng
+ Có thể dẫn đến lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, gây suy thoái môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Các nhà máy xả khí thải ra môi trường
+ Dẫn đến phân hoá xã hội về thu nhập, không công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh tế,...
=> Do cơ chế thị trường tồn tại những nhược điểm nêu trên nền trong thực tế, Nhà nước thường tham gia điều tiết nền kinh tế ở mức độ nhất định để khắc phục những nhược điểm của cơ chế thị trường.
3. Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường
a) Giá cả thị trường
- Giá cả thị trường là giá hàng hóa và dịch vụ hình thành do tác động qua giữa các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động mua bán trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Giá cả hàng hóa tại siêu thị (minh họa)
b) Chức năng của giá cả thị trường
- Giá cả là yếu tố trung tâm của thị trường, là mối quan tâm của các chủ thể kinh tế khi tham gia thị trường.
- Thông qua sự biến động của giá cả, các chủ thể kinh tế nhận biết được sự khan hiếm hoặc dư thừa tương đối của hàng hoá, từ đó điều chỉnh hành vi của mình.
- Giá cả còn giúp thị trường điều tiết và phân bổ lại các nguồn lực giữa các ngành sản xuất theo hướng có lợi nhất cho các chủ thể kinh tế.
Giá dưa hấu giảm mạnh do tác động của dịch Covid19, người tiêu dùng
đẩy mạnh việc mua dưa để ủng hộ, “giải cứu” giúp người nông dân