Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 3: Thị trường sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Thị trường. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường
Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường
Câu 1. Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?
A. Thị trường.
B. Cơ chế thị trường.
C. Kinh tế.
D. Hoạt động mua bán.
Đáp án đúng là: A
Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
Câu 2. Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..thuộc loại thị trường nào?
A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.
B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.
C. Thị trường theo chức năng.
D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.
Đáp án đúng là: D
Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..thuộc loại thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.
Câu 3. Thị trường có những chức năng cơ bản nào?
A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận
C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
Đáp án đúng là: C
Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:
- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.
- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá,...
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.
Câu 4. Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?
A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
D. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
Đáp án đúng là: D
Các quan hệ của thị trường bao gồm: hàng hóa - tiền tệ, cung - cầu và mua - bán. Vì vậy hoạt động mua - bán có quan hệ mật thiết với thị trường.
Vậy đáp án D là nhận định sai khi nói về thị trường.
Câu 5. Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào?
A. Thị trường nước ngoài.
B. Thị trường trong nước
C. Thị trường trong nước và nước ngoài.
D. Thị trường một số vùng miền trong nước
Đáp án đúng là: C
Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường là:
- Thị trường trong nước.
- Thị trường thế giới.
Hiện nay các chủ thể của thị trường cà phê ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê sử dụng sàn giao dịch điện tử để kết nối với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Câu 6. Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường?
A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
B. Chức năng hạn chế.
C. Chức năng thông tin.
D. Chức năng thừa nhận.
Đáp án đúng là: D
Theo SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 KNTT, trang 19, chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.
Câu 7. Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những sản phẩm văn phòng phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương. Trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường?
A. Chức năng thừa nhận
B. Chức năng thông tin
C. Chức năng điều tiết kích thích
D. Chức năng điều tiết hạn chế
Đáp án đúng là: C
Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế. Vậy trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng này của thị trường vì dựa trên nhu cầu của học sinh mùa khai trường để điều chỉnh số lượng, mẫu mã đa dạng hơn để bán được nhiều sản phẩm.
Câu 8. Các yếu tố cấu thành thị trường gồm những thành phần nào?
A. người mua - người bán
B. hàng hoá - tiền tệ
C. giá cả - giá trị
D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng
Đáp án đúng là: D
Các yếu tố cấu thành thị trường gồm: người mua - người bán, hàng hoá - tiền tệ, quan hệ mua - bán, giá cả - giá trị, cung - cầu hàng hoá,...
Câu 9. Thị trường có mấy chức năng chủ yếu?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Đáp án đúng là: A
Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:
- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.
- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá,...
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.
Câu 10. Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích gì?
A. xác định số lượng người mua.
B. xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.
C. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
D. xác định giá cả các mặt hàng.
Đáp án đúng là: C
Theo nghĩa rộng, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường
1. Khái niệm thị trường
- Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế gặp nhau để xác định số lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ khi mua và bản, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.
- Các yếu tố cơ bản của thị trường là: hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán.
- Các quan hệ cơ bản của thị trường:
+ Quan hệ hàng hoá - tiền tệ
+ Quan hệ cung - cầu.
+ Quan hệ mua - bán
Quan hệ mua – bán (minh họa)
2. Các loại thị trường
- Thị trường được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
+ Theo đối tượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán, có thị trường của từng loại sản phẩm như: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép, thị trường nhà ở, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thị trường công nghệ,..
Thị trường chứng khoán (minh họa)
+ Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, có thể chia thành: thị trường yếu tổ sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng.
+ Theo phạm vi không gian, có thể chia thành: thị trường trong nước và thị trường thế giới.
+ Theo cách thức gặp nhau của chủ thể, có thị trường truyền thống giao dịch trực tiếp), thị trường trực tuyến giao dịch qua nền tảng công nghệ số).
Thị trường trực tuyến (minh họa)
+ Theo tính chất và cơ chế vận hành của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
3. Chức năng của thị trường
- Với tư cách là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường là môi trường quan trọng thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thị trường có ba chức năng cơ bản sau đây:
+ Một là, thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một hàng hoá bản được trên thị trường nghĩa là chủng loại, hình thức, chất lượng hàng hoá đó đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở tác động qua lại lẫn nhau giữa người bản với người mua, giá cả hàng hoá được hình thành.
+ Hai là, cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế. Thị trường cung cấp nhiều loại thông tin như giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, cơ cấu sản phẩm, mẫu mã, điều kiện mua và bản,...
Giá cả hàng hóa tại siêu thị (minh họa)
+ Ba là, kích thích và điều tiết điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Trên cơ sở các thông tin của thị trường, người sản xuất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng thu lợi nhuận, người tiêu dùng điều chỉnh việc mua hàng hoá sao cho thu được nhiều lợi ích nhất.