20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 1 (Cánh diều) có đáp án 2024: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Câu 1. Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội gọi là gì?

A. Hoạt động tiêu dùng.

B. Hoạt động sản xuất.

C. Hoạt động trao đổi.

D. Hoạt động phân phối.

Đáp án đúng là: B

Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng các nhu cầu của con người. Sản xuất là một hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. 

Câu 2. Hoạt động  của nền kinh tế có trò kết nối sản xuất với tiêu dùng?

A. Hoạt động trao đổi.

B. Hoạt động tiêu dùng.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động phân phối.

Đáp án đúng là: A

Hoạt động trao đổi có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. Khi tham gia vào hoạt động trao đổi, mỗi người cần thực hiện mua và bán phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, phù hợp với quy định của pháp luật.

Câu 3. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng được gọi là gì?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động  phối.

C. Hoạt động trao đổi.

D. Hoạt động tiêu dùng.

Đáp án đúng là: B

Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng). Quan hệ phân phối phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.

Câu 4. Trong nền kinh tế, hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động phân phối.

C. Hoạt động trao đổi.

D. Hoạt động tiêu dùng.

Đáp án đúng là: D

Tiêu dùng là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất.

Câu 5. Vì sao cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch?

A. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

B. Tiêu dùng là kết quả của quá trình sản xuất.

C. Tiêu dùng là kết quả của hoạt động phân phối.

D. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy hoạt động phân phối.

Đáp án đúng là: A

Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, mỗi người cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch để trở thành người tiêu dùng thông minh.

Câu 6. Hoạt động tiêu dùng bao gồm mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất.

Câu 7. Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng là gì?

A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất của mọi người.

B. Thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi người.

C. Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng:

+ Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người.

+ Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Câu 8. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất?

A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

B. Là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển.

C. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất:

+ Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

+ Là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Câu 9. Hoạt động trao đổi có vai trò gì?

A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.

B. Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.

C. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của hoạt động trao đổi:

+ Kết nối sản xuất với tiêu dùng.

+ Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.

+ Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây là hoạt động tiêu dùng?

A. Tiêu dùng đồ gia dụng.

B. Tiêu dùng thực phẩm hàng ngày.

C. Tiêu dùng đồ dùng học tập.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Các hoạt động tiêu dùng gồm:

+ Tiêu dùng đồ gia dụng.

+ Tiêu dùng thực phẩm hàng ngày.

+ Tiêu dùng đồ dùng học tập.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

1. Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất

- Khái niệm: hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.

- Vai trò:

+ Là hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triển của cá nhân và xã hội.

+ Là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.

=> Với vai trò quan trọng như vậy, mỗi người cần tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội | Kinh tế Pháp luật 10

Công nhân sản xuất, đóng gói bánh kẹo

2. Hoạt động phân phối, trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi

a. Hoạt động phân phối:

- Khái niệm: là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo lỉ lệ đóng góp của họ vào việc tạo ra sản phẩm.

- Vai trò: quan hệ phân phối phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội | Kinh tế Pháp luật 10

Đại lí phân phối gạo (minh họa)

b. Hoạt động trao đổi:

- Khái niệm: là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng.

- Vai trò:

+ Kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

- Khi tham gia vào hoạt động trao đổi, mỗi người cần thực hiện mua và bán phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng

- Khái niệm:

+ Là việc sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

+ Bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất.

- Vai trò: Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Mỗi người cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch để trở thành người tiêu dùng thông minh.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội | Kinh tế Pháp luật 10

Đánh giá

0

0 đánh giá