Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Lập kế hoạch tài chính cá nhân

3.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân

- Kế hoạch tài chính cá nhân là tập hợp các hoạt động thu - chi tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và nợ được sắp xếp theo trình tự để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân cho từng giai đoạn thời gian.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân

- Có 3 loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp lứa tuổi học sinh:

+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 1 tháng);

+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 1 đến dưới 6 tháng)

+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (trên 6 tháng)

3. Tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân

- Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta quản lý hiệu quả nguồn tài chính của mình, đồng thời thể hiện sự chủ động và cẩn thận trong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và vay nợ.

4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

- Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:

+ Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân,

+ Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.

+ Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các quỹ: tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ và dự phòng cho trường hợp khẩn cấp...

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

+ Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu.

+ Bước 5: Thực hiện đúng theo kế hoạch tài chính đã lập.

- Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân, cần lựa chọn loại kế hoạch phù hợp mới mục tiêu tài chính đặt ra và đảm bảo các bước nêu trên.

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 1. Để quản lí chi tiêu cá nhân và tiết kiệm hiệu quả em cần làm gì?

A. Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết, hợp lí.

B. Phân chia chi tiêu hợp lí.

C. Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Để quản lí chi tiêu cá nhân và tiết kiệm hiệu quả em cần:

+ Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết, hợp lí.

+ Phân chia chi tiêu hợp lí.

+ Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng.

Câu 2. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân chính?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: A

Có 3 loại kế hoạch tài chính cá nhân chính là:

- Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn

- Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn

- Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn

Câu 3. Có mấy bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Đáp án đúng là: B

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:

+ Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân.

+ Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.

+ Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các quỹ; tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ và dự phòng cho trường hợp khẩn cấp...

+ Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu.

+ Bước 5: Thực hiện đúng theo kế hoạch tài chính đã lập.

Câu 4. Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

A. Quản lí hiệu quả nguồn tài chính.

B. Chủ động trong hoạt động chi tiêu.

C. Cẩn thận hơn trong việc đầu tư.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta quản lí hiệu quả nguồn tài chính của mình, đồng thời thể hiện sự chủ động và cẩn thận trong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và vay nợ.

Câu 5. Để đáp ứng một nhu cầu nào đó trong tương lai với số tiền sử dụng lớn cần lập loại kế hoạch tài chính cá nhân nào?

A. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.

C. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án đúng là: A

Khi có nhu cầu sử dụng một số tiền lớn để đáp ứng một nhu cầu nào đó trong tương lai thì nên lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây không thể lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn?

A. C muốn có bút mới nên đã tiết kiệm để mua đồ dùng học tập.

B. Gần Tết H kiệm để mua quần áo mới.

C. B đi học thấy gần trường bán bộ đồ chơi mình yêu thích nên đã tiết kiệm để mua một bộ.

D. Cô A tiết kiệm để năm sau làm đám cưới cho con trai.

Đáp án đúng là: D

Một số trường hợp cần lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn:

+ Tiết kiệm để mua đồ dùng học tập

+ Tiết kiệm để mua quần áo mới

+ Tiết kiệm để mua một bộ đồ chơi yêu thích

Trường hợp cô A tiết kiệm để năm sau làm đám cưới cho con trai cần phải lập kế hoạch cá nhân dài hạn vì số tiền cần sử dụng lớn và thời gian dài, có thể hơn 6 tháng.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân?

A. Chủ động rong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm.

B. Giúp phát triển, định hướng nghề nghiệp tương lai.

C. Cẩn thận hơn trong việc đầu tư và vay nợ.

D. Quản lí hiệu quả nguồn tài chính.

Đáp án đúng là: B

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta quản lí hiệu quả nguồn tài chính của mình, đồng thời thể hiện sự chủ động và cẩn thận trong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và vay nợ.

Câu 8. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân chúng ta cần chú ý điều gì?

A. Lựa chọn loại kế hoạch phù hợp.

B. Thời gian, mục tiêu tài chính đặt ra phù hợp với loại kế hoạch tài chính cá nhân.

C. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước cơ bản của kế hoạch tài chính cá nhân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân, cần lựa chọn loại kế hoạch phù hợp mới mục tiêu tài chính đặt ra và đảm bảo các bước cơ bản của kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu 9. Vấn đề nào sau đâu thuộc về tài chính cá nhân?

A. Tiết kiệm.

B. Thu nhập.

C. Chi tiêu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tài chính cá nhân là tập hợp các vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người. 

Câu 10. Bước đầu tiên của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

A. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.

B. Đánh giá tình hình tài chính cá nhân.

C. Phân chia dòng tiền cho các quỹ.

D. Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ.

Đáp án đúng là: B

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:

+ Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân.

+ Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.

+ Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các quỹ; tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ và dự phòng cho trường hợp khẩn cấp...

+ Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu.

+ Bước 5: Thực hiện đúng theo kế hoạch tài chính đã lập.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Đánh giá

0

0 đánh giá